|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Hàng hóa của Trung Quốc có thể tràn về Việt Nam

13:04 | 09/07/2018
Chia sẻ
Bộ trưởng Bộ Công Thương cảnh báo trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang, “dòng chảy” các mặt hàng xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chuyển hướng sang nhiều nước khác trong đó có Việt Nam.
chien tranh thuong mai my trung hang hoa cua trung quoc co the tran ve viet nam Chiến tranh thương mại bùng nổ: Thịt heo Mỹ ‘chạy’ sang VN
chien tranh thuong mai my trung hang hoa cua trung quoc co the tran ve viet nam Cuộc chiến thương mại lớn nhất lịch sử có thể đẩy Mỹ vào suy thoái

Tại Hội nghị giao ban trực tuyến Sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch 6 tháng cuối năm 2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương nhận định tình hình thương mại thế giới 6 tháng đầu năm diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là căng thẳng Mỹ - Trung Quốc leo thang và xu hướng bảo vệ mậu dịch gia tăng.

chien tranh thuong mai my trung hang hoa cua trung quoc co the tran ve viet nam
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung là vấn đề lớn, là tổng thể chung của nhiều vấn đề, khía cạnh, phản ánh vấn đề mang tính toàn diện về chính trị, không phải chiến tranh thương mại đơn thuần. Mỹ đang chủ động áp dụng hàng loạt vấn đề kinh tế mang tính đơn phương. Đồng thời, những vấn đề liên quan tới cuộc chiến này không chỉ là sắc thuế mà còn chứa đựng cả vấn đề công nghệ, cơ cấu kinh tế, tiền tệ, tín dụng…

“Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động mạnh mẽ do độ mở nền kinh tế cao”, Bộ trưởng nhận định.

Nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nên tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều chiều từ những biến động của kinh tế thế giới. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được hưởng lợi từ sự phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới, tăng trưởng thương mại toàn cầu, từ tiến trình xúc tiến đàm phán các Hiệp định kinh tế quốc tế.

Theo ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục xuất nhập khẩu cho hay có nhiều ý kiến về tác động chiến tranh thương mại đối với Việt Nam, thậm chí có người coi rằng đây là cơ hội đối với hàng hóa xuất khẩu. Tuy nhiên, ông tái khẳng định quan điểm của Bộ trưởng rằng: “Đây không thể coi là cơ hội do Việt Nam là một trong những quốc gia có độ mở kinh tế cao nhất thế giới”. Đồng thời ông nhận định rằng việc đưa ra chiến lược ứng phó với chiến tranh thương mại cũng đầy thách thức do không biết khi nào cuộc chiến này kết thúc.

Bộ trưởng Bộ Công Thương nói: “Từ cuộc chiến này đặt ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý Nhà nước về vấn đề xuất nhập khẩu". Theo đó, Bộ trưởng cho rằng cần nâng cao thực hiện chiến lược xuất nhập khẩu theo chiều hướng bền vững, chú trọng về cả chiều sâu và chiều rộng.

Ngoài ra, Bộ trưởng cảnh báo việc Mỹ áp hàng loạt mức thuế cao đối với hàng hóa của Trung Quốc có thể khiến “dòng chảy” các mặt hàng xuất khẩu của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới chuyển hướng sang nhiều nước khác trong đó có Việt Nam.

Trước nguy cơ đó, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng cần rà soát luật cạnh tranh, quản lý ngoại thương, cam kết thương mại để có những biện pháp tự vệ.

Hiện nay, Việt Nam đã có biện pháp tự vệ đối với thép, phân bón, tuy nhiên, Bộ trưởng cho rằng còn nhiều mặt hàng đang đứng trước nguy cơ lớn như dệt may, da giầy, đồ gỗ…

Theo Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 113,93 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2017 (thấp hơn mức tăng 19,4% của cùng kỳ năm 2017 so với năm 2016), bằng 48% kế hoạch năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng 9,2%, EU tăng 12,3%, Trung Quốc tăng 28%, Hàn Quốc tăng 31,8%, ASEAN tăng 17,4%,…

Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 111,22 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2017. Nhập khẩu từ Châu Á chiếm hơn 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc (chiếm 28% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước, tăng 15,6%), Hàn Quốc (chiếm 20,2%, giảm 0,8%), ASEAN (chiếm 13,7%, tăng 11,8%), Nhật Bản (chiếm 8%, tăng 12,2%)…

Tính chung 6 tháng đầu năm, cả nước xuất siêu khoảng 2,7 tỷ USD, chiếm gần 2,4% kim ngạch xuất khẩu.

Xem thêm

Đức Quỳnh

Liệu hệ thống KRX có lỡ hẹn với mốc ngày 2/5?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về hệ thống công nghệ thông tin thuộc dự án đầu tư xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (hay còn gọi là hệ thống KRX) trước thời điểm dự kiến chính thức vận hành 2/5 theo như kế hoạch đưa ra trước đó.