Khi cuộc xung đột Ukraine chưa thấy hồi kết và công cuộc chuyển đổi năng lượng vẫn đang được tiến hành, các chính phủ châu Âu không còn cách nào khác ngoài việc tung ra các gói cứu trợ khổng lồ cho người dân.
Việc châu Âu áp các lệnh trừng phạt trừng phạt lên Nga và Moscow đáp trả bằng cách cắt giảm cung khí đốt đang đẩy người dân châu Âu vào tình cảnh khó khăn, có nguy cơ làm bùng lên bất ổn xã hội.
Giá điện tại châu Âu đã tăng lên các mức cao kỷ lục trong ngày 26/8, báo hiệu một mùa đông khó khăn trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine (U-crai-na) đang gây ra nhiều thiệt hại kinh tế trên khắp châu lục này.
Cộng hòa Séc sẽ triệu tập một cuộc họp khẩn của Liên minh châu Âu để tìm các biện pháp khẩn cấp cụ thể nhằm giải quyết khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 500 năm tại châu Âu đang đẩy hệ thống năng lượng tới giới hạn, ảnh hưởng tới nguồn dự trữ cho mùa đông cũng như hủy hoại mùa màng.
Giá cả đắt đỏ đã khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ tại châu Âu trì hoãn việc kết hôn và hệ quả là tỷ lệ sinh tại châu lục già ngày càng thấp, gây nhiều hậu quả cho nền kinh tế toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp logistics châu Âu đã quay lưng với tuyến đường sắt qua lãnh thổ Nga sau khi xung đột Ukraine nổ ra và lựa chọn "Hàng lang Trung Á" của Trung Quốc. Tuy nhiên, một loạt thách thức đã buộc các doanh nghiệp châu Âu đành quay lại sử dụng đường sắt của Nga.
Việc Đức đạt mục tiêu lấp đầy kho chứa khí đốt là thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, Berlin sẽ cần hành động nhiều hơn, chẳng hạn như giảm nhu cầu hoặc tìm ra những nguồn năng lượng thay thế.
Một loạt quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Nam Á và Đông Nam Á sẽ phải tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu giá rẻ và bẩn khi các nước giàu có tại châu Âu vầ Bắc Á giành giật nguồn cung khí đốt.
Nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt đang hoành hành tại Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, gây thêm khó khăn cho người lao động, doanh nghiệp đúng vào thời điểm mà tốc độ tăng trưởng kinh tế đang chậm lại.
Trong cả tháng 7 vừa qua, 6 quốc gia lớn nhất của châu Âu không đưa ra bất cứ cam kết quân sự song phương mới nào cho Ukraine. Đây là tháng đầu tiên kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt mà các cường quốc EU ngừng hỗ trợ quân sự cho Ukraine.
Đức đặt mục tiêu tham vọng, muốn cắt giảm lượng khí đốt tiêu thụ đến 20%. Tuy nhiên, người đứng đầu cơ quan quản lý năng lượng nước này cảnh báo, kể cả nếu lấp đầy kho dự trữ, Berlin cũng chỉ có đủ khí đốt cho 2,5 tháng.
Theo số liệu của nhóm GIE đại diện cho các công ty điều hành cơ sở hạ tầng khí đốt ở châu Âu công bố ngày 14/8, các cơ sở dự trữ khí đốt của Đức đã đầy trên 75% vào ngày 12/8, đạt mục tiêu sớm vài tuần trước mục tiêu.