Cán cân giữa Grab và Go-Jek tại Indonesia - thị trường trọng điểm ở Đông Nam Á
Báo cáo của Google và Temasek về nền kinh tế Internet Đông Nam Á 2018 nhận định rằng, tính đến năm 2025, thị trường gọi xe và giao đồ ăn trực tuyến của Indonesia đạt 14 tỉ USD, chiếm gần một nửa quy mô thị trường của cả khu vực Đông Nam Á.
Theo số liệu từ Báo cáo Kỹ thuật số toàn cầu 2019, tỉ lệ người dùng Internet đặt xe trực tuyến ở Indonesia đặt hơn 50%, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới là 30%.
Trong một cuộc phỏng vấn với Nikkei, ông Ridzki Kramadibrata - Chỉ tịch Grab Indonesia phát biểu: "Indonesia là đất nước đông dân nhất ở Đông Nam Á và là một thị trường cực kỳ quan trọng đối với Grab. Quốc gia với hơn 260 triệu dân là ngôi nhà của hơn một nửa (tài xế và các đại lý) của Grab và chúng tôi đã đầu tư hơn 1 tỉ USD vào Indonesia đến thời điểm hiện tại".
Chinh phục Indonesia là một nỗ lực đặc biệt tốn kém vì đây là một trong 8 thị trường duy nhất Grab gấp phải sự cạnh tranh đặc biệt mạnh mẽ từ đối thủ nội địa Go-Jek.
Dữ liệu về hai công ty Grab và Go-Jek. Nguồn: CB Insight.
Số lượt tải tại Indonesia của Grab nhiều hơn 13% so với Go-Jek trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm nay, theo nền tảng phân tích ứng dụng App Annie. Trên toàn bộ thị trường Đông Nam Á, số lượt tải của ứng dụng Grab gấp 2,4 lần của Go-Jek.
Trong tuyên bố mới nhất, Grab khẳng định mục tiêu phát triển gấp 4 lần so với đối thủ Go-Jek và tiếp tục dẫn đầu trong lĩnh vực đặt xe trực tuyến tại Indonesia.
Đặt mục tiêu huy động 6,5 tỉ USD trong năm 2019, Grab tiết lộ họ sẽ đầu tư một phần đáng kể số vốn vào đất nước 260 triệu dân. Ban lãnh đạo Grab khẳng định họ đang chiếm đến 60% thị phần đặt xe máy và 70% thị phần đặt xe ô tô trong lĩnh vực kết nối di chuyển.