|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Bộ NN&PTNT siết kiểm soát nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước

18:19 | 21/01/2019
Chia sẻ
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) đang dự thảo Thông tư ban hành Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn được phép lưu hành tại Việt Nam.

Trong đó, Bộ đề xuất Danh mục sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán gồm 19 sản phẩm là ngô; thóc; lúa mì; gluten; đậu tương; khô dầu; sắn; nguyên liệu có nguồn gốc thủy sản; nguyên liệu có nguồn gốc động vật; dầu thực vật và mỡ động vật; hạt ngũ cốc các loại; dầu cá; thức ăn thô; phụ phẩm công nghệ chế biến các loại ngũ cốc DDGS (Distillers Dried Grains Solubles); sữa và sản phẩm từ sữa; mía, rỉ mật; khoai; các loại bã; ure.

Ure chỉ dùng làm thức ăn bổ sung cho gia súc nhai lại.

bo nnptnt siet kiem soat nguyen lieu thuc an chan nuoi trong nuoc
Ảnh minh họa.

Bộ NN&PTNT cũng đề xuất Danh mục sản phẩm nguyên liệu đơn thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam gồm 15 axit amin bổ sung trong thức ăn chăn nuôi, 27 vitamin bổ sung trong thức ăn chăn nuôi và 4 hợp chất hóa học bổ sung trong thức ăn chăn nuôi.

Theo Bộ NN&PTNT, sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn đề xuất tại Thông tư này phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng và được công bố tiêu chuẩn áp dụng trước khi lưu thông trên thị trường.

Cơ sở trong nước sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn với mục đích thương mại phải đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện sản xuất quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản và về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cơ sở tại nước ngoài sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi theo tập quán và nguyên liệu đơn để xuất khẩu vào Việt Nam phải có một trong trong các giấy chứng nhận ISO, GMP, HACCP hoặc tương đương được quy định về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Báo cáo từ Tổng cục Hải quan cho biết giá trị nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu trong năm 2018 tăng 21,2% so với năm 2017 lên 3,9 tỉ USD.

Nhập khẩu lúa mì, ngô và đậu nành trong năm ngoái cũng tăng lần lượt 18,3%; 40,9% và 9,3% về giá trị. Còn khối lượng nhập khẩu lúa mì, ngô và đậu nành ghi nhận 4,7%, 31,8% và 10,8% lên gần 4,9 triệu tấn; 10,2 triệu tấn và 1,8 triệu tấn.

Mặc dù vậy, tính riêng tháng 12/2018, nhập khẩu đậu nành giảm mạnh 53,9% so với tháng trước xuống 118.206 tấn, với giá trị nhập khẩu cũng giảm tới 55% xuống gần 45,9 triệu USD.

Lyly Cao

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.