Đến 2020, ba "ông lớn" Vietcombank, BIDV, VietinBank sẽ phải thực hiện tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo chuẩn mực Basel II. Đồng thời giảm tỷ lệ sở hữu của Nhà nước xuống 51% vào 2025.
Trong ba ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, VietinBank đang dẫn đầu về vốn điều lệ, BIDV dẫn đầu về tổng tài sản. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh ghi nhận trong 6 tháng đầu năm cho Vietcombank đạt hiệu quả cao hơn.
Sau 2 đợt phát hành trái phiếu, BIDV đã huy động được 430 tỷ đồng tăng vốn cấp 2. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản bảo đảm.
Theo HSC, thương vụ phát hành riêng lẻ của BIDV sẽ có triển vọng hơn nhờ giá cổ phiếu đã điều chỉnh mạnh gần đây. Dự kiến BIDV sẽ tăng vốn 15% trong năm 2018 và hoàn tất phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược trong năm 2019.
HSC cho rằng KBNN có thể sẽ tiếp tục rút tiền gửi ra khỏi BIDV do tốc độ giải ngân cho các dự án công sẽ nhanh hơn trong 6 tháng cuối năm. Chi phí huy động tiền gửi cũng sẽ tăng lên do BIDV sẽ cần nguồn tiền gửi mới để bù đắp.
Hoạt động kinh doanh của các ngân hàng tiếp tục khởi sắc trong quý II/2018 khi các ngân hàng TMCP tư nhân liên tục bứt phá. Tuy nhiên, chi phi dự phòng rủi ro vẫn là nhân tố chính ăn mòn lợi nhuận ngân hàng.
Sáng mai (6/8), phiên toà xét xử vụ Phạm Công Danh sẽ đi vào phần tuyên án. Trải qua hơn 2 tuần lễ xét xử lần 2 vụ án, nhiều vấn đề như trách nhiệm hoàn trả số tiền 6.100 tỷ của ba ngân hàng hay thu hồi số tiền 4.500 tỷ từ BIDV vẫn đang còn gây tranh cãi khá gay gắt.
Các luật sư bảo vệ lợi ích hợp pháp cho các ngân hàng đều đồng tình cho rằng việc thu hồi hơn 6.100 tỷ đồng là không có căn cứ và không công bằng. NHNN đã có văn bản đáp ứng nội dung này nhưng VKS đã không xem xét.
Chiều nay luật sư bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của 3 ngân hàng BIDV, Sacombank và TPBank sẽ trình bày quan điểm về việc thu hồi 6.126 tỷ đồng được xác định là tiền thiệt hại trong vụ án từ các ngân hàng để khắc phục hậu quả.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của BIDV đạt 5.037 tỷ đồng, bằng 58,1% kế hoạch năm, thấp hơn so với kết quả của VietinBank vừa công bố. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng giảm còn 1,49%.
Theo các luật sư, số tiền 4.500 tỷ đồng chưa bao giờ thuộc sở hữu của VNCB. Đây là số tiền lớn, không thể biến mất, nếu không được dùng để tăng vốn thì phải được trả lại cho những người góp vốn.
Trong phần xét hỏi, bị cáo Phan Thành Mai và Mai Hữu Khương cho rằng cần xem xét lại trách nhiệm của bà Phấn trong vụ án. Theo ông Mai, bà Phấn mới là nguyên nhân dẫn gây thất thoát, chiếm đoạt làm cho thanh khoản ngân hàng trở nên nghiêm trọng.
Kết luận điều tra bổ sung cho biết không bóc tách được chi tiết số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn do số tiền đã hòa chung vào dòng tiền của VNCB và được sử dụng cho các mục đích khác nhau. Do đó, CBBank chờ kết quả điều tra và hướng dẫn từ NHNN để hạch toán số tiền trên.