Theo tin từ Tập đoàn FLC, ngày 4/2 vừa qua Cục Hàng không Việt Nam đã cấp phép bay quốc tế cho hãng hàng không Bamboo Airways của FLC trên đường bay thẳng kết nối thủ đô Hà Nội và thủ đô Praha (Cộng hòa Séc).
Mức độ cạnh tranh, rủi ro chi phí nguyên vật liệu, hạn chế công suất tại các sân bay chính có thể làm giảm tiềm năng tăng trưởng các doanh nghiệp hàng không.
Trung Quốc là thị trường lớn thứ 2 sau thị trường Đông Bắc Á; thậm chí nếu tính cả các chuyến bay thuê chuyến, đây có thể là thị trường lớn nhất của hàng không Việt Nam.
Kể từ khi kí kết các thỏa thuận mua bán tàu bay bay với Boeing vào tháng 6/2018 và tháng 2/2019, đây là lần đầu tiên Tập đoàn FLC ghi nhận trên báo cáo tài chính khoản trả trước cho hãng chế tạo tàu bay này.
Theo Boeing, đến nay hãng chế tạo tàu bay này chưa bàn giao đơn hàng mua trực tiếp nào cho Bamboo Airways và chiếc Boeing 787-9 mà Bamboo Airways tổ chức lễ đón hôm 22/12/2019 là do một công ty Hong Kong cho thuê.
Số liệu mới nhất của Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) cho thấy, thị phần hàng không trong tháng cuối năm 2019 có nhiều biến động đáng chú ý. Trong tháng 12/2019, Vietjet nắm 42,2% thị phần vận tải cung ứng so với mức 41,2% trong tháng 1/2019.
Cục Hàng không đề nghị các hãng bổ sung nguồn lực, khai thác tăng thêm các chuyến bay trong giai đoạn cao điểm Tết Canh Tý từ ngày 20/1 đến ngày 31/1/2020.
Các chuyến bay vượt biển hiện nay đã rất phổ biến, giúp con người vượt quãng đường hàng chục nghìn cây số chỉ trong chưa đầy một ngày. Nhưng các hành khách đã bao giờ tự hỏi: Lỡ xảy ra sự cố khi tàu bay ở giữa đại dương thì phải làm sao?
Số chuyến bay mà Vietjet khai thác trong năm 2019 chiếm 42,6% tổng số chuyến toàn ngành và tăng trưởng gần 17% so với năm trước. Hãng hàng không Bamboo Airways của Tập đoàn FLC có tỉ lệ đúng giờ cao nhất với 94,1%.