9 tháng đầu năm, Thế giới Di Động ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 65.478 tỉ đồng, tăng 37% so với cùng kì năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.187 tỉ đồng, tăng 34% và bằng 84% kế hoạch năm.
Bản tin chứng khoán doanh nghiệp hôm nay có các tin nổi bật Chân dung 'gã khổng lồ' có tiềm năng cho Bamboo Airways thuê ba tàu bay, Thị trường chứng khoán 5/10: Thanh khoản tăng đột biến lên gần 12.900 tỷ đồng, VN-Index 'bay' hơn 15 điểm...
VDSC ước tính đến năm 2022 chuỗi Bách Hóa Xanh của Thế Giới Di Động có thể có 1.500 cửa hàng tại TP HCM và 3.000 cửa hàng tại các tỉnh khác với doanh thu trung bình mỗi cửa hàng đạt 1,5 tỷ đồng/tháng.
Trong công văn gửi cho đối tác mới đây, CTCP Thế Giới Di Động cho biết sẽ đóng tất cả mặt hàng không phải là hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trên trang thương mại điện tử Vuivui.com
Chuỗi Bách Hóa Xanh vẫn còn một chặng đường dài phải đi, trước mắt là đạt mức hòa vốn, xa hơn là đóng góp lớn vào doanh thu và lợi nhuận của Thế Giới Di Động như kỳ vọng, VDSC nhận định.
Theo CTCP Chứng khoán BSC, dư địa tăng trưởng cho chuỗi Thế giới Di động không còn nhiều do thị phần điện thoại, máy tính bảng trong 6 tháng 2018 đạt mức bão hòa khoảng 45%.
Chuỗi Thegioididong.com sẽ dần giảm tốc và Bách Hóa Xanh sẽ tiếp tục “thử và sai” trước khi trở thành động lực tăng trưởng chủ yếu kể từ năm 2023 trở đi.
Thế Giới Di Động bắt đầu mở cửa hàng Bách hoá Xanh đầu tiên bên ngoài TP.HCM, động thái đầu tiên cho kế hoạch mở các cửa hàng bách hoá này ra toàn quốc.
Bách hóa Xanh hiện đã ghi nhận biên lợi nhuận gộp ở mức gần 16% (sau khi trừ chi phí hủy/mất mát) trong tháng 5/2018, so với hơn 14% trong quý I/2018 và 12% của cả năm 2017.
4 tháng đầu 2018, Thế Giới Di Động đạt gần 29.700 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng trưởng 43% so với cùng kỳ trong đó, doanh thu online tăng 109%. Các chuỗi Bách hóa XANH và Điện máy XANH cũng tăng đột biến.
Theo phân tích của công ty chứng khoán HSC, doanh thu chuỗi Bách hóa XaNH trong quý I/2018 tăng trưởng 330%. Tuy chuỗi này vẫn lỗ ròng nhưng được kỳ vọng trở thành động lực tăng trưởng cho MWG.
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.