|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Áp thuế với hàng hóa Trung Quốc khiến ngân khố Mỹ 'vơi dần'

21:10 | 11/07/2019
Chia sẻ
Các chuyên gia cho rằng không phải người Trung Quốc mà chính người Mỹ đang phải chịu gánh nặng từ những biện pháp đánh thuế nhằm vào hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu.
hang_hoa_trung_quoc_1107

(Nguồn: AFP/Getty Images)

Các chuyên gia Hội đồng Quan hệ đối ngoại Mỹ (CFR) cho rằng không phải người Trung Quốc mà chính người Mỹ đang phải chịu gánh nặng từ những biện pháp đánh thuế nhằm vào hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu, đồng thời khẳng định thay vì bổ sung nguồn thu thì các biện pháp này lại đang khiến ngân khố quốc gia Mỹ "vơi dần."

Trong bài viết chia sẻ quan điểm trên báo Washington Post hôm 9/7, Giám đốc kinh tế quốc tế của CFR Benn Steil và chuyên gia phân tích Benjamin Della Rocca đều cho rằng chiến tranh thương mại trên thực tế "khó khăn" và "tốn kém," trái ngược với những nhận định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Mỹ dễ dàng giành chiến thắng và hưởng lợi từ cuộc chiến này.

Các chuyên gia nhận định thuế nhập khẩu là do các nhà nhập khẩu chi trả chứ không phải các nhà xuất khẩu.

Dù Cố vấn Thương mại Nhà Trắng Peter Navarro giải thích rằng Trung Quốc sẽ chịu gánh nặng từ các loại thuế nhập khẩu mà Mỹ đã áp dụng vì phía Trung Quốc sẽ phải hạ giá hàng hóa xuất khẩu để bù trừ cho khoản thuế tăng.

Tuy nhiên, các chuyên gia không đồng ý với quan điểm này, viện dẫn số liệu từ Cơ quan thống kê lao động Mỹ chỉ ra hồi năm ngoái, trong khi Mỹ tăng thuế nhập khẩu với hàng hóa Trung Quốc gần 6% thì giá hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu Mỹ trước khi bị tính thuế chỉ giảm có 1%.

Bên cạnh đó, các số liệu của Chính phủ Mỹ cũng cho thấy tổng nguồn thu ngân khố Mỹ từ tháng 5 tới nay vào khoảng 20 tỷ USD và trong năm 2018, nguồn thu ngân sách từ các biện pháp áp thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc là 8 tỷ USD, khác xa con số hàng trăm tỷ USD mà Tổng thống Trump từng kỳ vọng.

Các chuyên gia CFR cho rằng việc áp các mức thuế mới chỉ làm ngân khố Mỹ vơi dần với tốc độ ngày càng tăng.

Các hiệp hội công nghiệp và đại diện các doanh nghiệp Mỹ đều bày tỏ hy vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ giải quyết được những tranh chấp thương mại trong tương lai gần để đưa quan hệ thương mại song phương về trạng thái bình thường và kêu gọi dỡ bỏ những mức thuế mới được áp dụng vài tháng qua.

Lê Ánh

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.