|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ACFTA: Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ đối với mặt hàng rau quả

12:19 | 22/10/2020
Chia sẻ
ACFTA áp dụng qui trình cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống, theo đó chứng nhận xuất xứ phải được cấp bởi một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định/ủy quyền.

Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu E

Theo Trung tâm WTO và Hội nhập - VCCI, các nước trong Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (ACFTA) chỉ chấp nhận C/O mẫu E bằng giấy, một bộ C/O gồm một bản gốc và hai bản sao, phải làm bằng tiếng Anh.

Đặc biệt, C/O mẫu E sử dụng ba mã màu khác nhau và phải tuân thủ bảng màu của Viện Màu Quốc Tế Pantone, khác với C/O trong các Hiệp định khác cho phép in màu trắng để thuận tiện in ấn phát hành.

ACFTA là FTA duy nhất sử dụng "Movement Certificate" thay thế cho tên gọi "Back-to-back C/O" (C/O giáp lưng) thông dụng trong các FTA khác. 

Qui định về C/O giáp lưng của ACFTA cũng chặt chẽ hơn nhiều so với các FTA khác, cụ thể ACFTA bắt buộc nhà nhập khẩu trên C/O gốc và nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng phải là một. Hiện tại quá trình đàm phán nâng cấp ACFTA về vấn đề quy tắc xuất xứ được kỳ vọng sẽ cải thiện điều khoản này.

Theo qui định của ACFTA, trong trường hợp có sai sót hoặc lỗi nhỏ trên C/O thì các sai sót hoặc lỗi nhỏ này sẽ được sửa trực tiếp trên mặt C/O chứ không cấp lại C/O mẫu E mới. 

Việc sửa đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền kí C/O mẫu E và được chứng nhận bằng con dấu chính thức hoặc con dấu sửa lỗi sai (nếu có). 

Tuy nhiên, quá trình thực hiện Hiệp định cho thấy các Tổ chức cấp C/O mẫu E đều linh hoạt cấp mới C/O cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gửi trả lại C/O bị cấp lỗi trong một khoảng thời hạn nhất định sau đó.

Cơ quan hải quan các Nước thành viên nhập khẩu cũng đều linh hoạt chấp nhận C/O mẫu E được cấp mới, mặc dù Hiệp định chưa có quy định này. Quá trình đàm phán nâng cấp ACFTA về vấn đề qui tắc xuất xứ được kỳ vọng sẽ cải thiện điều khoản này.

Thủ tục cấp chứng nhận xuất xứ

ACFTA vẫn áp dụng qui trình cấp chứng nhận xuất xứ truyền thống, theo đó chứng nhận xuất xứ phải được cấp bởi một cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định/ủy quyền (tương tự các FTA ký trước đây mà Việt Nam đang thực hiện).

Trong đàm phán bản nâng cấp ACFTA về quy tắc xuất xứ (hiện đang đàm phán, chưa hoàn tất), có thể có khả năng có thêm hình thức tự chứng nhận xuất xứ.

C/O mẫu E có thể được cấp trước, trong hoặc sau thời điểm xuất khẩu, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình xin C/O của thương nhân.

Mẫu CO và qui trình xin chứng nhận xuất xứ Mẫu E theo Hiệp định này được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 36/2010/TT-BCT của Bộ Công Thương.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.