Yêu cầu đối với vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản
Yêu cầu đối với vải thiều tươi xuất khẩu sang Nhật Bản
Sau khoảng thời gian 5 năm tích cực đàm phán mở cửa thị trường của cơ quan chức năng hai nước, ngày 16/12/2019, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản có văn bản gửi Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, về việc đồng ý cho phép nhập khẩu quả vải thiều tươi của Việt Nam.
Các yêu cầu đối với quả vải thiều tươi xuất khẩu sang Nhật Bản cụ thể như sau:
1. Yêu cầu về vườn trồng
Vườn trồng vải thiều phải đảm bảo có thể truy xuất nguồn gốc, vườn trồng vải xuất khẩu sang Nhật Bản phải lập và lưu lại hồ sơ, nhật kí sản xuất và được Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra, cấp mã số.
Về quản lí sinh vật gây hại: áp dụng biện pháp quản lí tổng hợp đối với ruồi đục quả phương đông (Bactrocera dorsalis).
Về an toàn thực phẩm: trên các vườn trồng vải xuất khẩu sang Nhật Bản, tuyệt đối không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng, đồng thời tuân thủ nguyên tắc bốn đúng để đảm bảo đáp ứng qui định của Nhật Bản, về mức dư lượng tối đa cho phép đối với quả vải tươi xuất khẩu.
2. Yêu cầu chi tiết về kiểm dịch thực vật đối với quả vải thiều tươi xuất khẩu
Qui định chi tiết đối với cơ sở xử lí xông hơi khử trùng, cơ sở đóng gói, bao bì và ghi nhãn, việc kiểm tra kiểm dịch thực vật xuất khẩu và nhập khẩu đối với quả vải thiều tươi của Việt Nam.
Nhật Bản là thị trường khó tính với tiêu chuẩn cao, do đó các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu nói trên để có thể xuất khẩu quả vải thiều tươi sang Nhật Bản.
Tình hình nhập khẩu quả vải tươi vào Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường có tiêu chuẩn cao về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, dư lượng chất bảo vệ thực vật phải đảm bảo đúng qui định.
Mặc dù sản lượng quả vải nội địa còn rất thấp và Nhật Bản phải nhập khẩu quả vải tươi từ nước ngoài nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nước, tuy nhiên Nhật Bản chỉ cho phép nhập khẩu những sản phẩm đạt được các tiêu chuẩn đặt ra.
Khối lượng vải tươi nhập khẩu vào Nhật Bản có xu hướng giảm trong những năm gần đây. Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu quả vải tươi từ Đài Loan và Trung Quốc.
Trung Quốc là nước xuất khẩu vải tươi lớn nhất sang Nhật Bản vào năm 2013 với 256 tấn, tuy nhiên lượng nhập khẩu vải tươi từ Trung Quốc giảm mạnh hơn 50% vào năm 2018, xuống còn 123 tấn.
Theo chiều ngược lại, nhập khẩu vải tươi từ Đài Loan tăng hơn 23%, đưa Đài Loan trở thành nước xuất khẩu vải tươi lớn nhất vào Nhật Bản trong năm 2018. Mexico xếp thứ ba, trong khi Mỹ đứng cuối cùng trong danh sách các nước xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản với khối lượng thấp và không ổn định.
Năm 2019, lần đầu tiên Honduras xuất khẩu vải tươi sang Nhật Bản.
Chi tiết Cẩm nang xuất khẩu vải vào thị trường Nhật Bản
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/