|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Ý tưởng kinh doanh: Bán nhà cho chính người đi thuê, có thể trả chậm qua từng năm

08:16 | 20/07/2021
Chia sẻ
Adena Hefets, người đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Divvy Homes cho rằng, các nhà đầu tư mạo hiểm đang có những bước đi chậm chạm trong việc nắm bắt lợi thế kinh doanh bất động sản cho đối tượng có thu nhập thấp và trung bình.
Làm thế nào công ty khởi nghiệp này tạo ra giá trị sở hữu nhà cho người thuê nhà - Ảnh 1.

Chân dung Adena Hefets, nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Divvy Homes. (Ảnh: Inc.)

Theo Inc. Best in Business, Divvy Homes là công ty khởi nghiệp xuất sắc nhất trong lĩnh vực doanh năm 2020. Năm nay, Inc. đã phát động những hạng mục để vinh danh các doanh nghiệp có hoạt động nổi bật bao gồm: Giải thưởng Kinh doanh Tốt nhất, Công ty của Năm...để công nhận những đóng góp của họ đến với ngành công nghiệp, cộng đồng, môi trường và xã hội...

Adena Hefets nhà đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của Divvy Homes luôn thấu hiểu được câu chuyện của người mua và thuê nhà. 

Cha mẹ cô là những người nhập cư, và cha cô là một công nhân xây dựng. Vì không có khả năng vay tiền nên để mua được một căn nhà, họ đã phải nhận sự hỗ trợ từ người bán. Sau đó, bằng cách đầu tư khôn khéo, cha mẹ Hefets đã có đủ tiền để đưa chị em cô vào đại học.

Kể từ năm 1999 đến nay, thu nhập trung bình của hộ gia đình đã tăng khoảng 14 % lên khoảng 69.000 USD đồng thời giá nhà trung bình cũng tăng 98%. Ngoài ra, những ngôi nhà đơn (chỉ có một gia đình sinh sống) đã trở thành loại tài sản nóng dưới bối cảnh của đại dịch COVID-19. Bởi lẽ, ngày nay không ít người có nhu cầu xây thêm các văn phòng tại nhà. 

Hefets tin rằng cô và những người đồng sáng lập Divvy Homes, đã đưa ra một mô hình cho thuê giúp việc sở hữu nhà được tiếp cận theo cách dễ dàng và rộng rãi.

Khi còn là một nhà đầu tư mạo hiểm tại DFJ (Draper Fisher Jurvetson, nay là Threshold Ventures), các công ty fintech đã từng khiến cô thất vọng vì sự thiếu đổi mới. Hefets nghĩ rằng sự suy thoái của thị trường bất động sản vào năm 2008 nên là một cột mốc quan trọng đánh dấu sự thay đổi trong tư duy của các nhà đầu tư. Nhưng trên thực tế, cô chưa nhìn thấy được điều đó.

Hefets từng có một bài đăng trên Medium với nội dung bàn về sự đổi mới trong cách thức sở hữu bất động sản. Và bài viết này đã giúp cô biết đến Brian sau lời giới thiệu của một người bạn. Lúc ấy, Brian Ma đang ấp ủ ước mơ khởi nghiệp với mô hình kinh doanh công nghệ bất động sản. Sau nhiều tháng tìm hiểu, Hefets quyết định đồng hành cùng Brian. Và sau đó, họ gặp Nick, nhà đồng sáng lập thứ ba của Divvy Homes ở thời điểm hiện tại.

Thay vì mở rộng tín dụng, Divvy Homes sẽ là người đi thu mua những ngôi nhà mà khách hàng của họ muốn trở thành chủ sở hữu. Cụ thể, sau khi khách hàng chọn một ngôi nhà yêu thích và có ý định mua, Divvy Homes sẽ thay mặt họ mua nó. 

Điều đó có nghĩa rằng trên giấy tờ, khách hàng của họ vẫn là những người đi thuê. Nhưng trong quá trình thuê, khách hàng sẽ có thời gian tích luỹ vốn cho đến khi đủ tiền mua đứt căn nhà. Vì vậy họ vẫn có thể nhận những khoản thế chấp, vay vốn từ bên ngoài và trở thành chủ nhà thật sự bất cứ khi nào họ muốn.

Trong trường hợp khách hàng đổi ý không muốn mua nhà nữa hoặc không còn khả năng thế chấp, họ có thể rút vốn chủ sở hữu của mình. Và theo Divvy Homes, đây là một mô hình kinh doanh linh hoạt. 

Hiện tại, Divvy Homes đang sở hữu hàng chục nghìn khách hàng mỗi tháng. Đối với những khách hàng có hợp đồng ba năm, giá mua lại căn nhà sẽ được tính theo giá trị tại thời điểm hai bên bắt đầu thoả thuận. Khách hàng sẽ trả tiền thuê nhà cũng là tiền xây dựng vốn chủ sở hữu. Divvy Homes chủ yếu hoạt động ở các thị trường cấp hai như Atlanta, Cleveland, Memphis và Cincinnati.

Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra những giải pháp linh hoạt đối với những khách hàng chậm trễ trong việc thanh toán. Họ sẽ thay mặt khách hàng đăng ký để được hỗ trợ thuê. Và những khách hàng này hoàn toàn có thể rút vốn trong khi cảm thấy không còn phù hợp với hình thức mua nhà đi thuê của công ty. 

Tuy nhiên, trong trường hợp không nhận được bất kỳ phản hồi nào, phía Divvy Homes có nghĩa vụ chấm dứt hợp đồng và đuổi họ ra khỏi nhà. Divvy Homes luôn cố gắng thể hiện sự chu đáo và tử tế, nhưng suy cho cùng đây vẫn là một phần trong hoạt động kinh doanh của họ.

Thành lập từ năm 2018, Divvy Homes đã có khoảng 35% hợp đồng mua nhà được hoàn thành trước thời hạn; 15% khách hàng đang trong quá trình mua nhà và 30% còn lại vẫn cần thêm một chút thời gian.

Song thách thức lớn nhất của Divvy Homes lại nằm ở các nhà đầu tư. Vì hơn ai hết, các nhà đầu tư chỉ muốn rót vốn vào những gì họ biết chắc. Divvy Homes tạo ra doanh thu từ những khách hàng có thu nhập trung bình thấp và không có khả năng thế chấp tài sản. Trong khi đó, các nhà đầu tư luôn thắc mắc tại sao khách hàng của Divvy Homes lại muốn xây dựng vốn chủ sở hữu trong một ngôi nhà thay vì bỏ tiền vào thị trường chứng khoán để nhận được lợi nhuận cao hơn.

Cha của Hefets, một người nhập cư làm nghề xây dựng, từng thất bại khi đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đối với những ai không có nhiều tiền, chứng khoán là một lĩnh vực khá viễn vông. Và em gái của Hefets là một ví dụ. Với mức lương của một giáo viên, em gái cô và kể cả Hefets không bao giờ đặt một xu nào vào thị trường chứng khoán.

"Cha mẹ tôi không có khả năng thế chấp. Nhưng cuối cùng, họ đã nhận được một khoản tài trợ từ người bán. Và điều đó đã giúp họ có thể tiết kiệm tiền thông qua việc mua nhà. Họ đã tái cấp vốn cho nó và đưa chúng tôi vào đại học. Tiết kiệm là tốt, và bạn nên có một căn nhà của riêng mình.", Hefets chia sẻ.

Quỳnh Hoa

[LIVE] ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.