|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và New Zealand tháng 3/2020: Nhập siêu gần 60 triệu USD

20:54 | 06/05/2020
Chia sẻ
Kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và New Zealand trong tháng 3 ghi nhận xu hướng nhập siêu của Việt Nam. Trong đó, nhập khẩu khoảng 51 triệu USD và xuất khẩu hàng hóa gần 43 triệu USD
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và New Zealand tháng 3/2020: Nhập siêu gần 60 triệu USD - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và New Zealand trong tháng 3/2020 ghi nhận xu hướng nhập siêu của Việt Nam. Trong đó, nhập khẩu khoảng 50,98 triệu USD, xuất khẩu hàng hóa gần 42,9 triệu USD.

Tính trong quí 1/2020, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 268,7 triệu USD. 

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang New Zealand đạt 114,4 triệu USD, nhập khẩu đạt 154,2 triệu USD.

Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và New Zealand tháng 3/2020: Nhập siêu gần 60 triệu USD - Ảnh 2.

Đồ họa: Phùng Nguyệt

Những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 3 triệu USD trong tháng 3 phải kể đến như: điện thoại các loại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, giày dép các loại,...

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang New Zealand tháng 3/2020 và lũy kế ba tháng đầu năm 2020

Mặt hàng chủ yếuXuất khẩu tháng 3/2020Lũy kế 3 tháng/2020
Lượng (Tấn)Trị giá (USD)Lượng (Tấn)Trị giá (USD)
Tổng42.909.444 114.465.048
Điện thoại các loại và linh kiện 17.794.501 41.447.542
Hàng hóa khác 7.367.976 19.617.127
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 3.223.673 10.283.453
Giày dép các loại 3.148.799 8.321.952
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 3.140.014 10.118.360
Hàng dệt, may 2.253.785 6.945.828
Gỗ và sản phẩm gỗ 1.723.506 4.992.648
Hàng thủy sản 1.356.000 3.558.668
Hạt điều1741.002.2176033.851.694
Sản phẩm từ chất dẻo 900.527 2.414.611
Quặng và khoáng sản khác10.800734.40030.1772.052.036
Cà phê82165.325224480.135
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ 98.722 380.994

Sữa và sản phẩm sữa là mặt hàng nhập khẩu chính của Việt Nam, đạt 31,45 triệu USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch.

Bên cạnh đó, Việt Nam nhập khẩu một số mặt hàng khác từ New Zealand như: gỗ và sản phẩm gỗ, hàng rau quả, máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác,...

Chi tiết các loại hàng hóa Việt Nam nhập khẩu từ New Zealand tháng 3/2020 và lũy kế ba tháng đầu năm 2020

Mặt hàng chủ yếuNhập khẩu tháng 3/2020Lũy kế 3 tháng/2020
Lượng (Tấn)Trị giá (USD)Lượng (Tấn)Trị giá (USD)
Tổng50.985.756 154.212.776
Sữa và sản phẩm sữa 31.453.935 107.046.611
Hàng hóa khác 9.920.863 22.987.531
Gỗ và sản phẩm gỗ 4.850.567 12.213.854
Hàng rau quả 2.440.569 6.967.903
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác 1.089.546 1.956.480
Sắt thép các loại1.097463.8021.097463.802
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày 426.356 919.900
Sản phẩm hóa chất 340.116 1.447.227
Phế liệu sắt thép  727209.468

Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Phùng Nguyệt

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.