|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử vụ án NH Đại Tín sáng 26/5: Đại diện Ngân hàng CB xin giảm nhẹ tội cho nhân viên

08:24 | 26/05/2018
Chia sẻ
Về các khoản vay của nhóm Phương Trang, Ngân hàng CB nhận định tất cả hồ sơ không có dấu hiệu gian dối, không có bị cáo nào bị quy kết vi phạm quy định cho vay và phía Phương Trang phải có trách nhiệm với toàn bộ khoản vay.
live xet xu vu an nh dai tin sang 265 dai dien ngan hang cb xin giam nhe toi cho nhan vien [LIVE] Xét xử vụ án NH Đại Tín chiều 25/5: Làm rõ các khoản vay của nhóm Phương Trang
live xet xu vu an nh dai tin sang 265 dai dien ngan hang cb xin giam nhe toi cho nhan vien Xét xử vụ án NH Đại Tín sáng 25/5: 'Làm công ăn lương khó mà từ chối chỉ đạo của sếp'

Sáng ngày 26/5, TAND TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín (TrustBank).

Trong phiên hôm nay, người có quyền nghĩa vụ liên quan sẽ trình bày quan điểm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho mình.

11h30: "Việc vay vốn tăng vốn điều lệ của bà Phấn là không có căn cứ"

Đối với khoản tiền 662 tỷ đồng để tất toán 650 tỷ đồng + lãi 12 tỷ đồng đối với 3 khoản vay của Công ty Phương Trang và các Công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh gồm khoản vay 200 tỷ đồng của Công ty Ngôi Sao Tương Lai; khoản vay 250 tỷ đồng của Công ty Việt Đại Thị và khoản vay 200 tỷ đồng của Công ty An Hòa.

Bà Hứa Thị Phấn cho rằng 3 khoản vay này Công ty Phương Trang cho bà Hứa Thị Phấn mượn để tăng vốn điều lệ Ngân hàng từ thời điểm 2010 là hoàn toàn không có căn cứ, vì thực tế đây là những khoản vay mà 3 Công ty nói trên vay của ngân hàng Đại Tín để đầu tư kinh doanh.

Số tiền đó đã không được giải ngân cho người vay mà bị bà Hứa Thị Phấn câu kết với nhau để chiếm đoạt của Ngân hàng Đại Tín và đẩy dư nợ khống cho các Công ty nói trên. Công ty Phương Trang và các Công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh không phải là cổ đông và không có quyền lợi gì từ ngân hàng Đại Tín, đang cần tiền để kinh doanh nên không thể có việc Công ty Phương Trang cho bà Phấn vay tiền để tăng vốn điều lệ ngân hàng Đại Tín được.

Mặt khác, trong quá trình xác minh tố giác tội phạm và khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, đến nay bà Phấn cũng như các đồng phạm khác không cung cấp được các tài liệu nào chứng minh 3 Công ty nêu trên có thỏa thuận dân sự cho bà Hứa Thị Phấn vay 662 ỷ đồng để tăng vốn điều lệ, thời hạn vay, mức lãi suất…? - LS đưa ra câu hỏi.

LS cho rằng, việc bà Phấn thừa nhận sử dụng 662 tỷ đồng để tất toán ba khoản vay nêu trên không chỉ giải phóng nghĩa vụ chứng minh không nhận tiền của 3 Công ty, hồ sơ tín dụng, hồ sơ giải ngân của ba Công ty này là hồ sơ được ký trước nhưng không được giải ngân một đồng nào.

11h15: Ngân hàng Đại Tín không có khả năng giải ngân 2.000 tỷ đồng tiền mặt cho Phương Trang

Khoản 2.000 tỷ đồng trái phiếu Trường Vỹ, LS Hoài phân tích rằng:

Ngày 28/10/2010 (thứ năm) giải ngân 500 tỷ đồng tiền mặt trái phiếu với 381.000 tiền loại 500.000 đồng, 200.000 tờ loại 200.000 đồng, 2.605.000 tờ loại 100.000 đồng, 180.000 tờ tiền loại 50.000 đồng. Với số tiền này ước tính cần khoảng 18 xe chở tiền chuyên dùng của Ngân hàng;

Ngày 29/10/2010 (thứ sáu) giải ngân 400 tỷ đồng tiền mặt trái phiếu với 800.000 tờ tiền loại 500.000 đồng.

Ngày 30/10/2010 (thứ bảy) giải ngân 300 tỷ đồng tiền mặt trái phiếu với 3.000.000.000 tờ tiền loại 100.000 đồng. Với số tiền này thì ước tính phải cần khoảng 17 xe chở tiền chuyên dùng của Ngân hàng. Mặt khác, ngày 30/10/2010 nhằm ngày thứ bảy, Ngân hàng không giao dịch và Công ty chúng tôi không làm việc nên không thể có việc chúng tôi nhận số tiền 300 tỷ đồng như chứng từ Ngân hàng nêu.

Ngày 1/11/2010 (thứ hai) giải ngân 800 tỷ đồng tiền mặt trái phiếu với 7.998.598 tờ tiền loại 100.000 đồng, 200 tờ tiền loại 500.000 đồng, 200 tờ tiền loại 200.000 đồng; với lượng tiền này ước tính cần khoảng 47 xe chở tiền chuyên dùng của Ngân hàng hoặc 5 xe container loại 20 feet mới có thể chở hết số tiền này.

LS cho rằng, trong bốn ngày (kể cả ngày thứ 7 Công ty Phương Trang không làm việc) thì một Ngân hàng có vốn điều lệ thấp như Ngân hàng Đại Tín không thể có nguồn tiền lớn, nguồn nhân lực, phương tiện chuyên chở số tiền 2.000 tỷ lớn như vậy để giải ngân cho Công ty Phương Trang.

Với những chứng từ trên đã thể hiện rõ bản chất không có thật của việc giải ngân 2.000 tỷ đồng tiền mua trái phiếu, chỉ thực hiện trên sổ sách của Ngân hàng Đại Tín nhằm chiếm giữ và sử dụng trái phép 2.000 tỷ đồng trái phiếu, cũng như chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản thế chấp của Công ty Trường Vỹ.

11h: Luật sư phản bác lại nội dung trong USB của bà Phấn

Trong nội dung mà Luật sư Trương Thị Minh Thơ có đề cập trong bản dịch file ghi âm cho rằng ông Nguyễn Hữu Luận trao đổi về cách thức đối phó với Đoàn thanh tra NHNN. Nhưng theo LS, tại lúc đó, việc chưa tiến hành đối chiếu công nợ của Công ty Phương Trang và các Công ty, cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh đã không làm rõ được số tiền thực nhận của Công ty Phương Trang. Việc Đoàn Thanh tra NHNN tiến hành làm việc với các Công ty vẫn diễn ra bình thường.

Cụ thể như Biên bản làm việc ngày 5/3/2012 của Đoàn Thanh tra NHNN với đại diện Công ty Thiên Tân, trong đó Đoàn Thanh tra đề nghị làm rõ một số nội dung liên quan việc góp vốn và nhận vốn góp, phương án sử dụng vốn góp, các khoản vay của Công ty tại các NH...

Đại diện Công ty Thiên Tân là ông Nguyễn Đăng Quang, Nguyễn Bá Triều cho biết Công ty chưa sẵn sàng làm việc với Đoàn Thanh tra vì Công ty đã đề nghị ngân hàng Đại Tín là bà Hứa Thị Phấn và ông Hoàng Văn Toàn tiến hành đối chiếu toàn bộ số liệu về các khoản nợ và lãi vay tại NH Đại Tín và NH Đại Tín, nên Công ty chưa cung cấp được các tài liệu chứng minh theo yêu cầu.

Ngày 27/3/2012, Đoàn Thanh tra tiếp tục làm việc với đại diện Công ty Phương Trang và các Công ty, cá nhân có sự tham gia của NH Đại Tín. Tại cuộc họp này, đại diện Công ty Phương Trang khẳng định về nghĩa vụ tài chính giữa Công ty Phương Trang và các cá nhân, đơn vị có quan hệ hợp tác đã có số liệu trong hồ sơ tín dụng và tài liệu kế toán lưu tại ngân hàng.

Nhưng nghĩa vụ tài chính thực tế giữa Công ty Phương Trang và các cá nhân, đơn vị HTKD có liên quan cần phải đối chiếu số liệu thực tế với NH Đại Tín và phải có sự tham gia của bà Hứa Thị Phấn, ông Hoàng Văn Toàn và ông Trần Sơn Nam.

Hiện nay Công ty Phương Trang và các cá nhân, đơn vị HTKD có liên quan đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin tài chính và các chứng từ tài liệu liên quan đến việc sử dụng vốn vay, sử dụng vốn góp của bên nhận góp vốn. Tuy nhiên, Công ty và cá nhân có liên quan với Công ty Phương Trang sẽ cung cấp cho Đoàn Thanh tra sau khi làm việc, đối chiếu trực tiếp với bà Hứa Thị Phấn, ông Hoàng Văn Toàn và ông Trần Sơn Nam.

10h: Luật sư đòi giải toả số tài sản của Phương Trang đã tất toán

Đại diện nhóm Phương Trang: Tổng thiệt hại theo tính toán của Phương Trang hơn 4.000 tỷ đồng, đề nghị giải tỏa số tài sản đang được kê biên với những khoản vay có thực nợ 0 đồng.

LS Phan Trung Hoài, bảo vệ lợi ích hợp pháp cho Phương Trang cho rằng đây là một vụ án theo đánh giá của cơ quan tố tụng đã gây hậu quả nghiêm trọng cho ngân hàng Đại Tín.

LS xin trình bày 8 vấn đề, mong HĐXX xem xét.

Thứ nhất, Công ty Phương Trang đã phát sinh nhu cầu tín dụng tại Ngân hàng Đại Tín để góp vốn, triển khai nhiều dự án. Thời điểm đó, HĐQT Ngân hàng và bà Phấn đã chủ trì cuộc họp để xem xét cho vay.

Khác với LS đại diện CB, LS Hoài cho rằng, bà Phấn là cổ đông lớn, chủ thực sự của ngân hàng Đại Tín. Thực tế, nhóm Phương Trang nhận nợ thấp hơn nhiều trên hồ sơ giải ngân, số liệu các bên đưa ra chưa được làm rõ. LS cho rằng vấn đề mấu chốt nhất là phương pháp, đánh giá được chứng cứ.

Về kết luận của Thanh tra giám sát NHNN, LS cho rằng thanh tra không làm hết trách nhiệm của mình, vẫn ghi nhận Phương Trang dự nợ hơn 9.400 tỷ đồng dẫn đến đánh giá sai về bản chất.

Vấn đề thứ 2, LS cho biết đã nghe các đề nghị của các LS bào chữa cho bà Phấn, nói đến quan hệ giữa ông Luận, ông Quan và bà Phấn. Xuyên suốt trong quá trình điều tra, ông Luận, Quan đã trình bày rất rõ với CQĐT về bản chất mối quan hệ này. Trong lời khai ngày 25/9/2013, ông Nguyễn Hữu Luận cho biết thông qua giới thiệu của ông Trịnh Thanh Cao, Công ty Phương Trang có quan hệ tín dụng với NH Đại Tín mà bà Hứa Thị Phấn là một cổ đông có tỷ lệ góp vốn lớn.

Thực tế ông Luận đến khoảng cuối tháng 2/2011 mới qua gặp bà Phấn để hỏi về việc phát hành trái phiếu của Công ty Trường Vĩ. Khi được hỏi về các biên nhận tiền với số tiền 720 tỷ đồng, ông Nguyễn Hữu Luận đã khẳng định các khoản tiền mà Công ty Phương Trang và các cá nhân đã nhận của bà Phấn là các khoản tiền Công ty Phương Trang vay của NH Đại Tín thông qua các HĐTD.

Trong Bản giải trình ngày 15/10/2013, ông Luận đã trình bày rõ quan hệ giữa Công ty Phương Trang, các Công ty và cá nhân có quan hệ hợp tác kinh doanh với NH Đại Tín, có đề cập đến thực tế Công ty Phương Trang chỉ thực nhận trên dưới 4.500 tỷ đồng nhưng chưa được đối chiếu làm rõ.

Ông Quan trong lời khai ngày 9/9/2013 khẳng định số tiền ghi trên các Giấy biên nhận là không đúng, nó liên quan đến khoản vay của các Công ty, cá nhân vay tại Ngân hàng Đại Tín và việc nhận tiền diễn ra tại lầu 6 Tòa nhà Lam Giang.

Liên quan đến xe Maybach, mang tên sở hữu Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Thiên Tân (Công ty có quan hệ hợp tác với Công ty Phương Trang), đến thời điểm hiện tại vẫn thuộc sở hữu của Công ty Thiên Tân. Việc bà Phấn chiếm giữ chiếc xe này là không có căn cứ, ngày 13/4/2017, Cơ quan điều tra Bộ Công an đã ra Lệnh kê biên kê biên chiếc xe trên, cùng toàn bộ giấy tờ xe; tạm thời giao Công ty Thiên Tân quản lý cho đến khi có quyết định của Cơ quan có thẩm quyền.

Đối với căn hộ 3401, khu đô thị Sài Gòn Pearl, Công ty Phương Trang hiện đứng tên sở hữu hợp pháp của căn hộ trên. LS cho rằng, làm gì có chứng cứ bà Phấn tặng cho ông Luận.

Đánh giá về giá trị pháp lý của cái gọi là chứng cứ mới mà Luật sư Trương Thị Minh Thơ xuất trình tại phiên tòa, LS cho biết trong tố tụng hình sự, mọi sự kiện, tình tiết của vụ án phải được các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét và giải quyết trên cơ sở chứng cứ, phải dựa vào chứng cứ để chứng minh những vấn đề trong vụ án hình sự.

Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với Văn bản của VKS TP HCM gửi HĐXX có đánh giá về tính pháp lý của tài liệu đồ vật nói trên và các tài liệu này cũng không thỏa mãn các thuộc tính của chứng cứ bao gồm tính khách quan, tính liên quan và tính hợp pháp của chứng cứ thể hiện nó phải được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định.

Thực tế đã cho thấy, LS Thơ trình bày trong quá trình nhận trách nhiệm bào chữa cho bà Hứa Thị Phấn đã nhận một thùng tài liệu, sau đó tìm thấy 1 Usb. Để đánh giá giá trị pháp lý của tài liệu này, bên cạnh ý kiến của VKS TPHCM, rõ ràng Luật sư bào chữa cho bà Phấn đã không thể hỏi, nghe bà Phấn trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án. LS cho rằng, cái gọi là chứng cứ mới này đã được VKSTP HCM đánh giá một cách khách quan và có căn cứ pháp lý theo quy định.

9h45: Toà nghỉ giải lao

9h30: Ông Trần Văn Cần, đại diện Công ty Thiết điện Việt Nam cho biết:

Ngày 12/10/2007, Công ty có ký hợp đồng góp vốn liên doanh với công ty Huệ Tâm 310 tỷ đồng (Ngô Kim Huệ làm người đại diện pháp luật). Tuy nhiên, đến 2010 bà Huệ vấn chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng đất để thực hiện dựa án nên công ty đã đề nghị thanh lý hợp đồng và bồi thường 20%.

Sau khi thương lượng, bà Huệ sẽ trả lại 400 tỷ đồng bao gồm cả tiền thiệt hại trong 3 đợt. Tuy nhiên, bà Huệ trả trong vòng 4 đợt, ngày thanh toán chậm hơn ngày thanh lý trong hợp đồng. Công ty đã nhận được 400 tỷ đồng từ bà Huệ, nhưng không biết nguồn tiền đến từ đâu.

Đại diện cho biết, dòng tiền này đã trả nợ ngân hàng, trả cho các trái chủ. Ông mong HĐXX xem xét không đề nghị hoàn trả lại số tiền đó.

9h15:

LS Phạm Anh Vũ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của CB trình bày rõ khoản vay của Nhóm Phương Trang xin bổ sung:

Đối với 2.000 trái phiếu Trường Vỹ, Ngân hàng đã giải ngân qua 2 ủy nhiệm chi vào tài khoản Cty Đầu Tư Phương Trang, Nhóm Phú Mỹ. LS đề nghị làm rõ vấn đề vì có chứa đựng nhiều mâu thuẫn khi Phương Trang nói chưa nhận được đồng nào.

“Chúng tôi chưa giải ngân hoặc giải ngân chưa đầy đủ là không có căn cứ, bởi đây là không đúng bản chất vấn đề, tạo tiền lệ xấu cho hệ thông ngân hàng”, LS cho biết và đề nghị HĐXX xem xét vấn đề kỹ lượng.

9h: Luật sư (LS) bảo vệ quyền lợi cho đại diện CB:

Thứ nhất, đối với việc mua bán căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, Luật sư đề nghị giải tỏa và giao cho Ngân hàng.

Liên quan đến khoản vay, LS cho rằng tiền giải ngân đã biến thành thiệt hại của CB. Riêng biệt từng tổ chức cá nhân phải chịu trách nhiệm khoản nợ của mình. LS cho rằng Cty Đầu tư Phương Trang, các công ty phải chịu trách nhiệm độc lập.

Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân đúng theo quy đinh. Dòng lưu chuyển tiền khoản vay là giống nhau và bất biến. Căn cứ hợp đồng tín dụng, kế ước nhân nợ thể hiện ngân hàng đã giải ngân đầy đủ vào tài khoản khách hàng vay.

Nghĩa vụ giải ngân cũng đã hoàn thành, cũng từ thời điểm đó, khách hàng phải chịu trách nhiệm về khoản vay đó.

LS đưa ra ví dụ khoản vay của Sàn Giao dịch BĐS Phương Trang 130 tỷ đồng, Công Ty Xuất Nhập Khẩu 200 tỷ đồng. Đối với 2 khoản vay này, các công ty đã thực hiện việc chuyển tiền cho bên thứ 3 qua ủy nhiệm chi, điều này hoàn toàn nằm ngoài phạm vi hợp đồng tín dụng ký kết.

LS cho rằng đây là thỏa thuận riêng với bên thứ 3, không liên quan với Ngân hàng Đại Tín. Nếu có tranh chấp thì cũng không liên quan đến Ngân hàng. Bên thứ 3 đã dùng ủy nhiệm chi, rút séc để rút tiền, trả nợ một số cá nhân, tổ chức. Việc ngân hàng thực hiện lệnh rút tiền mặt cho bên thứ 3 là việc thực hiện hoạt động thanh toán, không liên quan đến khoản vay mà khách hàng đã vay ở giai đoạn một và nằm ngoài phạm vi giải ngân.

LS cho rằng cần xem xét kỹ lượng, để đảm bảo lợi ích của người cho vay. Nguồn tiền giải ngân, hoạt động thanh toán là khác nhau. Ngân hàng đã hoàn thành nghĩa vụ giải ngân, ngân hàng không có nghĩa vụ giải ngân với bên thứ 3 như LS đã trình bày. LS khẳng định lại, việc khách hàng sử dụng tiền, đưa lòng vòng với bên thứ 3 thuộc trách nhiệm với bên thứ 3 và khách hàng. Nếu có tranh chấp thì thuộc trách nhiệm 2 bên, không liên quan đến ngân hàng Đại Tín.

Tại phiên tòa, không có khách hàng nào nộp đơn khiếu nại ngân hàng Đại Tín giải ngân không đúng. Nhóm phương Trang có nêu bà Phấn và Ngân hàng lợi dụng Phương Trang có nhiều tài sản nên bắt ký trước hợp đồng tín dụng, LS cho rằng điều này gián tiếp thể hiện Ngân hàng giải ngân đúng quy định. Việc ông Quang, ông Vinh đi ký chứng từ mà không có ủy quyền của Cty Phương Trang, LS cho rằng đúng quy định, không có khiếu nại, phản hồi từ nhóm Phương Trang thời điểm đó.

Về vai trò của bà Phấn, LS đưa ra luận cứ chứng minh bác bỏ quan điểm của VKS cho rằng bà Phấn lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài. Theo LS, bà Phấn không có chức vụ, quyền hạn tại Ngân hàng Đại Tín và bà chỉ là cố vấn của Ngân hàng theo luật TCTD. Do đó bà Phấn giao dịch với tư cách cá nhân, không phải đại diện của Ngân hàng. Việc lẫn lộn tư cách bà Phấn với đại diện Pháp luật Ngân hàng dẫn đến thiệt hại cho Ngân hàng.

LS đề nghị xác định lại thiệt hại cho Ngân hàng Đại Tín, đòi Phương Trang bồi hoàn hơn 2 7000 tỷ đồng trong đó nợ gốc hơn 9.400 tỷ đồng. Kính mong HĐXX lưu tâm, bảo vệ lợi ích chính đáng cho ngân hàng CB.

8h45: Đại diện Ngân hàng CB xin giảm nhẹ tội cho nhân viên Ngân hàng Đại Tín

Về việc mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, đại diện Ngân hàng CB mong HĐXX xem xét chấp nhận đơn của Ngân hàng về việc giải chấp.

Liên quan đến khoản vay của nhóm Phương Trang, đề nghị Phương Trang tiếp tục trả phần lãi phát sinh cho đến khi trả hết nợ. Giải tỏa các tài sản thế chấp tại Ngân hàng để phát mại tài sản. Trong Trường hợp không trả nợ sẽ tiến kê biên.

Đồng thời mong HĐXX sẽ có phán quyết, cân nhắc giảm nhẹ tội danh cho bị cáo là cán bộ nhân viên Ngân hàng Đại Tín.

Đại diện CB cũng đề nghị HĐXX xem xét nội dung trang 55 cáo trạng có nêu: Tội danh của bà Phấn ... vì sẽ thay đổi bản chất của vụ án.

Liên quan đến sự khác nhau khoản tiền vay, đại diện đề nghị xem lại khái niệm giải ngân, sử dụng dịch vụ thanh toán ngân hàng. Đại diện cho rằng giải ngân phải thực hiện chuyển khoản. Ngân hàng đã giải ngân đầy đủ và số tiền 5.200 tỷ đồng có yếu tố làm trái đã được làm xem xét, còn 7000 tỷ đồng dùng để đảo nợ là thật. Số tiền Phương Trang nhận là thật do đó số tiền giải ngân cho Phương Trang là thật.

Đối với Ngân hàng CB, tất cả hồ sơ không có dấu hiệu gian dối, không có bị cáo nào bị quy kết vi phạm quy định cho vay. Thực chất chỉ liên quan tài khoản bên vay thứ 3. Ngoài nhóm Phương Trang đã được triệu tập, đề nghị xem xét Nhóm phú Mỹ tham gia phiên tòa.

live xet xu vu an nh dai tin sang 265 dai dien ngan hang cb xin giam nhe toi cho nhan vien

Tóm tắt phiên xét xử chiều 25/5:

Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo bào chữa bị cáo Bùi Thị Kim Loan tham gia tranh luận. Đầu tiên, LS hoàn toàn đồng thuận LS Thủy, Thơ, Tám về quan điểm hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Kết luận điều tra, nhận định: Bị cáo Loan có vai trò hỗ trợ đặc lực cho bị cáo Hứa Thị Phấn, tẩu tán tài sản khi cơ quan điều tra vào làm viêc. LS cho biết căn nhà số 5 Đoàn Kết là tài sản sở hữu chung của bị cáo Thanh và bà Hứa Thị Sương. Do khoản vay quá hạn nên ngân hàng Nông nghiệp đã thu hồi nợ trùng với thời gian bị cáo Loan bị tống đạt, khởi tố.

Việc ban hành tống đạt bị can là bí mật, bị cáo Loan không biết để mà ký bán ngôi nhà tại số 5 Đoàn Kết. Vậy cơ sở đâu để cáo trang cáo buộc bị cáo tẩu tán tài sản cho bà Phấn.

Toàn bộ số tiền bán số 5 Đoàn Kết đều do Agribank chuyển khoản trả nợ, chị Loan và chồng không thừa hưởng số tiến này. LS cho biết, bị cáo Loan bắt tạm giam trong khi đang mang thai 8 tuần tới. Kết luận điều tra cho rằng bị cáo trả lời quanh co, cản trở điều tra nhưng lúc đó hoàn cảnh bị cáo khó khăn, bị cáo bị nhiều bệnh về tim, bênh viện . Chồng bị cáo mắc bênh tâm thần với rối loạn lo âu, chuyển biến theo chiều hướng nặng.

LS mong HĐXX xem xét cho hoàn cảnh bị cáo, các chuyến đi du lịch không có mặt 2 vợ chồng cao, phải ở nhà thuê. Điều này chứng tỏ bị cáo không thân với bà Phấn như cáo trạng. Sự việc làm ăn như thế nào làm sao bị cáo biết được, bị cáo chỉ là "người thân nước lã".

Vấn đề thứ 3, các cơ quan tố tụng chưa xem xét đề nghị của bị cáo. Bị cáo có nộp đơn khiếu nại do sức khỏe không tốt nhưng vẫn không được xem xét, không có trong hồ sơ vụ án.

Ngoài ra, liên quan đến 82 khoản vay của nhóm Công ty Phương Trang, LS Thảo cho rằng cần so sánh các khoản vay ở báo cáo tài chính, ủy nhiệm chi, số phụ, đặc biệt là nhật ký thu chi tiền mặt của Công ty Đầu tư Phương Trang, thỏa thuận lãi vay giữa Ngân hàng Đại Tín và nhóm Phương Trang.

Về thu chi tiền mặt, thì theo lời khai của ông Luận, để theo dõi tình hình chung của nhóm Phương Trang có sổ thu chi tiền mặt…Các công ty có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó ông Luận là người chi phối hoạt động của nhóm công ty. LS cho rằng cáo trạng chưa làm rõ mối quan hệ giữa 22 công ty, ông Luận, ông Quan và bà Phấn.

Từ việc phân tích các khoản vay, LS cho rằng căn cứ vào sổ thu chi tiền mặt, báo cáo tài chính là những chứng cứ khách quan. Theo LS cần phải làm rõ, vai trò của bị cáo Loan chỉ là người làm công ăn lương, người đưa thư để đảm bảo không làm oan người vô tội.

Trong kết luận điều tra, liệu rằng 3.900 tỷ đồng Phương Trang thực nhận có chính xác không? Công ty Phương Trang sẽ trả cho CB như thế nào? Với nguyên tắc trọng cứ hơn trong cung nên luật sư đề nghị cần điều tra, làm rõ.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Minh Anh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.