|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử vụ án NH Đại Tín chiều 25/5: Làm rõ các khoản vay của nhóm Phương Trang

14:10 | 25/05/2018
Chia sẻ
Trong những phiên tòa trước, nhóm Phương Trang luôn khẳng định chỉ nhận 3.937 tỷ đồng trong khi trên hồ sơ giải ngân của Ngân hàng Đại Tín thì số tiền này lên tới 9.400 tỷ đồng.
live xet xu vu an nh dai tin chieu 255 lam ro cac khoan vay cua nhom phuong trang [LIVE] Xét xử vụ án NH Đại Tín sáng 25/5: 'Làm công ăn lương khó mà từ chối chỉ đạo của sếp'
live xet xu vu an nh dai tin chieu 255 lam ro cac khoan vay cua nhom phuong trang Xét xử vụ án NH Đại Tín chiều 24/5: LS cho rằng việc lấy lời khai có nhiều biểu hiện cẩu thả

Chiều ngày 25/5, TAND TP HCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" và "Làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Ngân hàng Đại Tín (TrustBank) với phần tranh luận, bào chữa của các luật sư (LS).

18h: Các lời khai của bị cáo chứng minh số liệu giải ngân của TrustBank là phù hợp

Từ những phân tích trên, LS cho rằng căn cứ vào sổ thu chi tiền mặt, báo cáo tài chính là những chứng cứ khách quan.

Luật sư trình bày các lời khai của các bị cáo chứng minh sự phù hợp về số liệu giải ngân của Ngân hàng Đại Tín. Luật sư cho rằng cần phải căn cứ vào sổ thu chi, báo cáo tài sản, các văn bản xin hoãn trả lãi để điều tra.

LS cho biết cần phải làm rõ, vai trò của bị cáo Loan chỉ là người làm công ăn lương, người đưa thư để đảm bảo không làm oan người vô tội. Trong kết luận điều tra, liệu rằng 3.900 tỷ đồng Phương Trang thực nhận có chính xác không? Công ty Phương Trang sẽ trả cho CB như thế nào? Với nguyên tắc trọng cứ hơn trong cung, luật sư đề nghị cần điều tra, làm rõ.

17h30: Làm rõ các khoản vay của Công ty Phương Trang

Luật sư tiếp tục làm rõ 29 khoản vay:

Đối với khoản vay công ty Thành Hiếu 300 tỷ đồng, Ngân hàng Đại Tín đã giải ngân vào tài khoản của Công ty sau đó chuyển cho 4 cá nhân. Tuy nhiên Công ty Phương Trang xác nhận chỉ nhận 235 tỷ dồng. Nhưng trong báo cáo tài chính lại thể hiện khoản vay 300 tỷ đồng.

LS đưa ra luận điểm Phương Trang lấy căn cứ nào để chuyển cho 4 cá nhân khi không nhận đủ tiền. Nếu không phải sở hữu khoản tiền này thì sao có quyền chi cho người này người kia.

Nguyên nhân vì sao nhóm này lại trả tiền cho bà Phấn, ông Vũ cần làm rõ. LS đề nghị làm rõ và cho rằng lời giải thích của nhóm Phương Trang không trung thực. Nguyên nhân có thể do phớt lờ mới quan hệ giữa ông Luận, ông Quan và bà Phấn.

Khoản vay số 10 là khoản vay 170 tỷ đồng của ông Thường, đã được sử dụng cho 4 cá nhân trong 7 khoản vay nêu trên.

Khoản vay số 11 là khoản vay của Công Ty Thiên Tân 300 tỷ đồng đã được chuyển khoản vào tài khoản của ông Thường 170 tỷ đồng, cá nhân bà Mai 130 tỷ đồng. Trong báo cáo tài chính của Công ty cũng xác nhận vay 300 tỷ đồng. Khoản vay đã được tất toán bằng 46 khoản vay.

Tiếp đến là khoản vay 200 tỷ đồng của Phạm Đăng Quan, Tuyết Hạnh được tất toán bằng khoản vay 53,54 thuộc 46 khoản vay.

Khoản vay số 14: 112 tỷ đồng của ông Thường, số 15 của CTY xuất nhập khẩu 177,6 tỷ đồng đã được giải ngân vào công ty Trường Vỹ để góp vốn. LS cho rằng Khoản vay 3,4,5 được tất toán bằng khoản vay số 10 sau đó khoản vay 10 được tất toán bằng khoản vay 15.

Khoản vay số 16: 150 tỷ đồng, mặc dù báo cáo tài chính ghi nhận đầy đủ, nhưng nhóm Phương Trang lại cho rằng chỉ nhận 110 tỷ đồng, được tất toán bằng khoản vay số 46. LS cho biết toàn bộ khoản vay 29 này đều được chấp thuận tăng lãi suất, LS sẽ nộp hợp đồng thỏa thuận này.

Đối với 3 khoản vay 19, 20,21 với tổng giá trị 650 tỷ đồng đã được ông Quan, Luận cho bà Phấn vay để tăng vốn điều lệ và có liên quan đến dự án Bình Điền. Khoản vay 23 của Tạ Trung Hậu 230 tỷ đồng được giải ngân chuyển tài khoản của Công ty Thiên Tân.

Khoản vay 25, 26,27 Phương Trang chỉ nhận hơn 420 tỷ đồng nhưng trong nhật ký tiền mặt thì là 507 tỷ đồng, LS cho rằng có sự sai lệch và không trung thực.

Các khoản vay còn lại, nhóm Phương Trang sử dụng tất toán gốc và lãi của 7 khoản. Trong 29 khoản vay này, Phương Trang chỉ nhận sử dụng 2.913 tỷ đồng, LS đưa ra vấn đề đã được sử dụng để tất toán gốc và lãi 7 khoản vay hay chưa? So với báo cáo tài chính còn có sự chênh lệch, nếu nói là số liệu là khống thì số liệu trên báo cáo tài chính là gì, có trốn thuế hay không.

Làm rõ 46 khoản vay: LS cho biết, trong báo cáo tài chính đều phù hợp với dư nợ mà ngân hàng Đại Tín giải ngân cho nhóm Phương Trang.

Trong đó, khoản vay của Cty Thép cho rằng nhận không đủ nhưng thực chất căn cứ vào sổ quỹ thì đã nhận đủ.

Khoản vay 43 ở Công ty Thịnh Phước 599 tỷ đồng, Phương Trang khai thực nhận 0 đồng tuy nhiên tại bút lục rút ngân hàng thì giải ngân tài khoản 300 tỷ đồng, tiền mặt 299 tỷ đồng.

Khoản 45 tại Công ty sơn Trà Điện Ngọc, Phương Trang nói không nhận đồng nào tuy nhiên tại Bút lục tại Ngân hàng Đại Tín đã nhận 300 tỷ đồng.

Khoản vay của Công ty cổ phần du lịch Phương Trang 362 tỷ đồng, Phương trang nói thực nhận 0 đồng nhưng trong sổ quỹ thể hiện rút tiền 362 tỷ đồng được tất toán cho khoản vay 31 tỷ đồng của Trần Bá Triều.

Công ty An Hòa 300 tỷ đồng, Phương Trang cho rằng nhận 0 đồng nhưng thực chất đã nhập quỹ đủ 300 tỷ đồng để tất toán cho khoản vay của công ty Thiên Tân.

Khoản vay Công ty Phương Trang Long An 122 tỷ đồng, Phương trang cũng cho rằng nhận 0 đồng nhưng thực chất đã nhập quỹ đủ để tất toán khoản vay 33,36.

17h15: Làm rõ 7 khoản vay của nhóm Phương Trang

LS Thảo làm rõ 7 khoản vay đầu tiên bao gồm: Công ty Thành Đăng 110 tỷ đồng, Địa óc Kỷ Nguyên (300 tỷ đồng), Phạm Đăng Quan (50 tỷ đồng), Nguyễn Văn Thường 50 tỷ đồng, Nguyễn Như Mai 50 tỷ đồng, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh 50 tỷ đồng, Sài Gòn Phú Gia 300 tỷ đồng… Tổng dự nợ vay là 810 tỷ đồng.

Đối với Công ty Thành Đăng 110 tỷ đồng, sau khi giải ngân ông Luận rút 80 tỷ đồng chuyển cho ông Quan 30 tỷ đồng, Công ty Thành Hiếu 50 tỷ đồng mở tại Vietbank. Từ việc đường đi của khoản vay này, liệu rằng các nhân viên Ngân hàng Đại Tín có đủ quyền hành làm khống để Vietbank hạch toán không? Nếu không giải ngân đủ, lại tiếp tục vay khoản vay số 16 với số tiền vay 177 tỷ đồng. Ngoài ra, việc trả lãi trước như thế nào cũng chưa được điều tra làm rõ. Vay 120 tỷ đồng để trả 110 tỷ đồng như vây thì 18,9 tỳ đồng là gì?

Đối với khoản vay 300 tỷ đồng tại Địa ốc Kỷ Nguyên, tại nhật ký thu chi tiền mặt nhóm Phương Trang ghi nhận rất rõ: 1/6 chi trả tiền lãi 1 năm 35 tỷ đồng từ vay mượn bà Phấn. LS đề nghị HĐXX quan tâm lần giải ngân số 2 150 tỷ đồng, công ty đã chuyển khoản để thanh toán thi công với công ty khác hệ thống ngân hàng nên có thu phí. Việc tất toán, giải ngân, đều được ghi nhận sổ nhật ký thu chi tiền mặt nhưng không đươc cơ quan điều tra xem xét kỹ.

Đối với khoản vay 4 cá nhân đều được ghi nhận đầy đủ, được trả bằng khoản vay của ông Nguyễn Văn Thường. Cũng theo lời khai ông Thường xác nhận đã được tất toán theo đúng hạn.

Khoản vay của Công ty Sài Gòn Phú Gia, nếu như không giải ngân đầy đủ, công ty có can đảm ghi vào xác nhận nợ hay không? LS cho rằng Bản chất thật chưa được làm sáng tỏ. Khoản này đã được phản ánh vào báo cáo tài chính được tất toán bằng khoản vay 39 và 40.

Như vây, trong 7 khoản này LS cho rằng đến thời hạn đáo hạn đều được tất toán đầy đủ mà chỉ có tất toán gốc và không có lãi mà nó lại có nguồn gốc từ đợt 29 khoản vay và 46 khoản vay. LS cho rằng kết luận điều tra không chính xác, còn nhiều vấn đề phải điều tra làm rõ.

16h05: Các khoản vay thể hiện trong báo cáo tài chính của Phương Trang có đúng thực chất?

Sau khi sắp xếp 82 khoản vay và trái phiếu LS Thảo cho biết cần so sánh các khoản vay ở báo cáo tài chính, ủy nhiệm chi, số phụ, đặc biệt là nhật ký thu chi tiền mặt của Công ty Đầu tư Phương Trang, thỏa thuận lãi vay giữa Ngân hàng Đại Tin và nhóm Phương Trang.

LS nêu các nguyên tắc lập báo cáo tài chính: Thận Trọng, trung thực, khách quan, nhất quán.. các báo cáo tài chính tại vụ án này đã nộp tại cơ quan thuế. Về thu chi tiền mặt, thì theo lời khai của ông Luận, để theo dõi tình hình chung của nhóm Phương Trang có sổ thu chi tiền mặt…Các công ty có mối quan hệ chặt chẽ, trong đó ông Luận là người chi phối hoạt động của nhóm công ty. LS cho rằng cáo trạng chưa làm rõ mối quan hệ giữa 22 công ty, ông Luận, ông Quan và bà Phấn.

Đối với việc giải ngân 2.000 trái phiếu trong đó 1.500 có kỳ hạn 1 năm, 500 trái phiếu có kỳ hạn 5 năm. Toàn bộ chứng từ trái phiếu đều chuyển về công ty Đầu tư Phương Trang. Công ty Trường Vỹ được Ngân hàng giải ngân sau đó được chuyển vào Công ty Đầu tư Phương Trang.

Trong Báo cáo Tài Chính 2010 của Đầu tư Phương Trang, nợ dài hạn ghi nhận hơn 3.000 tỷ đồng trong đó phát hành trái phiếu tại Trustbank 2000 tỷ đồng, Nguyễn Văn Thường 120 tỷ đồng, công ty PVP Thuận Phước hơn 100 tỷ đồng…Phải thu dài hạn hơn 2.000 tỷ đồng có nêu công ty Trường vỹ góp vốn đầu tư.

Ngoài ra số tiền ghi ở báo cáo tài chính của Công ty Sài Gòn Phú Gia có ghi nhận vay và nợ ngắn hạn 300 tỷ đồng, vay ngắn hạn NH Đại Tín 300 Tỷ đồng, phải trả dài hạn khác 1.000 tỷ đồng từ Công ty Trường Vỹ.

Trong giấy mở tài khoản của 3 Công ty luôn đăng ký nhận sổ phụ để nộp cơ quan thuế. Nếu như Công ty Phương Trang nói không lấy thì lấy căn cứ gì để nộp cho cơ quan thuế. Nếu công ty sử dụng những con số này để nộp thuế thì liệu các công ty này có trốn thuế hay không?

Về việc điều chỉnh lãi suất, LS cho biết đại diện Công ty Trường Vỹ đã điều chỉnh tăng lãi suất, cho nên công ty Trường Vỹ mới đề nghị đối chiếu công nợ. Tại sao lúc này có một biên bản ông Luận, bà Phấn, ông Quan ký với nội dụng thỏa thuận chứ không phải ép như đại diện Phương Trang trình bày. Nếu Phương Trang không nhận đồng nào sau lại nhận lãi 132,8 tỷ đồng của 2.000 tỷ đồng trái phiếu.

Liên quan đến dự án Bình Điền, có một đối tác bên Lotle mart quan tâm, ông Luận và ông Quan biết được thì đề nghị bà Phấn mua lại. Trước khi phát hành 2000 tỷ đồng trái phiếu, bà Phấn có mượn tiền để tăng vốn điều lệ nên ông Luận đã thanh toán dự án Bình Điền cho bà Phấn để bà tăng vốn và trả trước 400 tỷ đồng lãi 2.000 tỷ đồng trái phiếu.

Sau khi nhận dự án Bình Điền, ông Luận đã trao đổi với Lottle mart nhưng không được như mong muốn nên ông Luận hoàn trả lại dự án cho bà Phấn, việc chuyển nhượng công ty bản chất là mua bán mảnh đất.

Khi nhận 2.000 tỷ đồng trái phiếu, các công ty Trường Vỹ, Sài Gòn Phú Gia, Đầu Tư Phương Trang đã dùng séc không chuyển nhượng để rút tiền. LS khẳng định việc rút tiền không cần ủy quyền nên bất kỳ ai có thể rút được.

Căn cứ vào dòng tiền, báo cáo tài chính, séc, ủy nhiệm chi, sổ nhật ký thì khoản trái phiếu cần phải điều tra, tại sao lại liên quan đến dự án Bình Điền. Tại sao dự án vẫn chưa được đổi tên. LS cho rằng điều này cần được làm rõ.

15h50: Toà nghỉ giải lao

LS Thảo chuyển sang tội cố ý làm trái, LS có quan điểm phản đối quan điểm của các bị cáo khi cho rằng chị Loan là người chỉ đạo. Bộ phận kế toán thực hiện theo quy trình có thể không gặp khách hàng nhưng người đứng đầu chi nhánh phải biết khách hàng là ai.

"Nếu nói chị Loan chỉ đạo thì các bị cáo có lấy lương của chị Loan không trong khi quy trình ngân hàng chặt chẽ liệu rằng các bị cáo lấy gì để tin bị cáo?" - LS chất vấn.

LS trình bày phân biệt khái niệm giải ngân và thanh toán, khống và cấn trừ. Khống không phải là cấn trừ bởi có đâu mà cấn trừ. Kết luận cáo trạng có công ty An Hòa, Công Ty cổ phàn Độ Thị An Hòa, 22 cá nhận tại cáo trạng có sự lặp lại là cùng tên Trần bá Triều..

Bản thân công ty Phương Trang không thể đại diện cho 22 công ty cá nhân. Vấn đề thứ 3, trong kết luận điều tra vẫn chưa rõ cơ sở phân định 82 khoản vay, LS cho biết 2 khoản vay Công ty Sài Gòn Phú Gia, Điạ Ốc Kỷ Nguyên chứng minh rõ nhất không giải ngân bằng tiền mặt mà chuyển khoản nhưng không được đưa vào hồ sơ. 2 khoản vay có thu phí khi mà giải ngân không thu phí.

LS cho rằng đây là phải giải ngân khống, nếu khống thì tiền đâu ngân hàng Đại Tín chuyển tiền cho ông Vũ Nhôm 30 tỷ đồng ở Đà Nẵng.

Tiếp đến là việc sai nhầm số liệu, trong kết luận nhóm Phương Trang nhận 3.900 đồng thì nhóm này nhận đợt nào, đợt 7, 29 hay 46. Số tiền sẽ phẩn bổ như thế nào? Trong khi 82 khoản này theo như giải trình có các khoản vay cá nhân nhận đủ. Điều này có mâu thuẩn khi Phương Trang cho rằng nhận tất cả cho tất cả các đợt.

Một vấn đề mâu thuẩn nữa là có sự đánh tráo về mặt số liệu, cáo trạng điều tra lấy con số dự nợ 9.400 tỷ đồng trừ 5.000 tỷ đồng cho rằng bà Phấn công thêm 3.900 tỷ đồng nhóm Phương Trang nhận. LS cho rằng không theo một quy tắc nào, thực ra con số không thực tế.

14h30 - 15h : Hành vi mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch là "thuận mua thuận bán"

Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo bào chữa bị cáo Bùi Thị Kim Loan

Đầu tiên, LS hoàn toàn đồng thuận LS Thủy, Thơ, Tám về quan điểm hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Kết luận điều tra, nhận định: Bị cáo Loan có vai trò giúp sức cho bị cáo Phấn, khi khai báo có trả lời quanh co, cản trở điều tra.

LS cho biết căn nhà số 5 Đoàn Kết là tài sản sở hữu chung của bị cáo Thanh và bà Hứa Thị Sương. Do khoản vay quá hạn nên ngân hàng Nông nghiệp đã thu hồi nợ trùng với thời gian bị cáo Loan bị tống đạt, khởi tố. Việc ban hành tống đạt bị can là bí mật, bị cáo Loan không biết để mà ký bán ngôi nhà tại số 5 Đoàn Kết. Vậy cơ sở đâu để cáo trang cáo buộc bị cáo tẩu tán tài sản cho bà Phấn.

Toàn bộ số tiền bán số 5 Đoàn Kết đều do Agribank chuyển khoản trả nợ, chị Loan và chồng không thừa hưởng số tiến này.

LS cho biết, bị cáo Loan bắt tạm giam trong khi đang mang thai 8 tuần tới. Điều tra cho thấy bị cáo trả lời quanh co, cản trở điều tra nhưng lúc đó hoàn cảnh bị cáo khó khăn, bị cáo bị nhiều bệnh về tim, bênh viện . Chồng bị cáo mắc bênh tâm thần với rối loạn lo âu, chuyển biến theo chiều hướng nặng.

LS mong HĐXX xem xét cho hoàn cảnh bị cáo, các chuyến đi du lịch không có mặt 2 vợ chồng cao, phải ở nhà thuê. Điều này chứng tỏ bị cáo không thân với bà Phấn như cáo trạng. Sự việc làm ăn như thế nào làm sao bị cáo biết được, bị cáo chỉ là "người thân nước lã".

Vấn đề thứ 3, các cơ quan tố tụng chưa xem xét đề nghị của bị cáo. Bị cáo có nộp đơn khiếu nại do sức khỏe k được tốt nhưng vẫn không được xem xét, không có trong hồ sơ vụ án.

Về nhân thân bị cáo, trong hợp đồng lao đồng thể hiện chị Loan là nhân viên kế toán. Vậy căn cứ nào cáo trạng nói bị cáo là thư ký của bà Phấn, bà Phấn đã công nhận chưa? Không thể ngay 1 chiều theo các bị cáo.

Vấn đề thứ 5 về việc lấy cung các bị cáo, LS đưa ra những chứng cứ như điều tra viên đã làm sai biểu mẫu về điều tra, có những biên bản lấy cung giống nhau đổi lỗi cho bị cáo. Biên bản lấy cung của bị cáo không có LS tham gia phản ánh bị cáo có sức khỏe tốt, minh mẫn trong khi bị cáo đang trong giai đoạn ốm nhén. Lời khai dài gần 2 trang giấy. Ngoài ra, việc xét hỏi của điều tra viên không tập trung vào căn cứ mà cáo buộc các bị cáo.

Đối với việc mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, LS đặt nghi vấn con số chiếm đoạt 1.105 tỷ đồng tiềnđâu mà có. Nếu như căn cứ vào cáo trạng, tại thời điểm xảy ra chiếm đoạt thì khách thể chưa tồn tại thì lấy đâu ra hành vi chiếm đoạt.

Tại thời điểm 5/2017 thì khách thể mới xuất hiện đó là Ngân hàng CB thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Lý do gì mà Ngân hàng CB không yêu cầu bồi thường mà đòi hoàn trả bởi ngân hàng CB thực chất không có thiệt hại.

Trong các phiên tòa trước đây, LS yêu cầu cung cấp hồ sơ biến động của căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch nhưng không được chấp nhận do đó LS cho rằng không có hành vi chiếm đoạt tài sản. Đây là hành vi khách quan, là trường hợp thuận mua thuận bán.

live xet xu vu an nh dai tin chieu 255 lam ro cac khoan vay cua nhom phuong trang

Tóm tắt phiên tòa sáng 25/5:

Tại phiên tòa, luật sư bào chữa cùng các bị cáo là nhân viên giao dịch tại Ngân hàng Đại Tín đều đưa ra các lý luận cho rằng việc vi phạm là do thực hiện chỉ đạo của cấp trên, bản thân không ý thức được hậu quả của sự việc, đề nghị được hưởng khoan hồng.

Trong đó có LS Nguyễn Thị Quế bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Tuyết - NV Kế ToánToán CN Sài Gòn cho biết bị cáo ký 9 giấy nộp tiền thực hiện theo quy định của ngân hàng nên bị cáo không đồng ý nội dung truy tố và cho rằng hành vi này không trái pháp luật. Bị cáo đã có làm đơn kêu oan không đồng ý với nội dung giúp sức cho bà Phấn, gây thiệt hại 290 tỷ đồng cho Ngân hàng Đại Tín. LS cũng đã đưa đơn nộp cho VKS, HĐXX.

Tại phiên tòa, LS Quế đã trình bày các luận cứ, chứng minh bị cáo Tuyết thực hiện đúng quy định 1789 của NHNN và luật kế toán.

LS cho biết, hành vi này không trái quy định của Nhà nước. Bị cáo lập đúng quy định ngân hàng, để chứng minh lời khai, LS trình bày những quy định liên quan đến việc lập phiếu thu tiền. Theo đó, LS cho rằng 9 giấy nộp tiền đủ những thông tin theo quy định 1789 của NHNN và luật kế toán.

Về thiệt hại, cáo trạng nêu bị cáo giúp sức cho bà Phấn gây thiệt hại 290 tỷ đồng, LS cho rằng không gây thiệt hại. Bị cáo chỉ tham gia ở mức độ thấp nhất trong vụ án. Bị cáo cho rằng bị cáo không làm trái, thời điểm đó bị cáo mới ra trường.

Về hoàn cảnh, gia đình có nhiều đóng góp cho cho xã hội. Bản thân bị cáo chưa từng bị kỷ luật, có thành tích trong công tác. Nhận thức của bị cáo là không làm sai, không giúp sức cho bà Phấn. Đồng thời, việc truy tố ảnh hưởng đến gia đình của bị cáo. LS đề nghị HĐXX xem xét đơn khiếu nại như LS đã trình bày, hoãn lại phần của bị cáo.

Bổ sung ý kiến của LS, Bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Tuyết cho biết, kế toán giao dịch không có trách nhiệm kiểm tra khách hàng nộp tiền. Việc bà Hứa Thị Phấn nộp tiền như thế nào, bị cáo không biết. Mỗi ngày bị cáo thực hiện hàng trăm chứng từ, lý do bị cáo lập 9 chứng từ này do chị oanh, chị Thảo nhờ làm. Bị cáo không hiểu sao bị cáo lập nhiều chứng từ mà 9 chứng từ này lại có vấn đề.

Bị cáo chưa bao giờ nghe giao dịch cấn trừ, bị cáo cũng không biết nhóm Phú Mỹ, Phương Trang. Bị cáo mong HĐXX k chấp nhận hình phạt hình sự đổi với bị cáo.

Minh Anh

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.