|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Xét xử Phạm Công Danh sáng 30/7: Luật sư đề nghị CBBank trả lại 4.500 tỷ cho nhóm pháp nhân của Phạm Công Danh

08:56 | 30/07/2018
Chia sẻ
Sau khi khép lại phần xét hỏi các bị cáo, hôm nay (30/7) Viện kiểm sát sẽ công bố các mức án đề xuất đối với các bị cáo. Trong lần xét xử trước đó ông Phạm Công Danh được đề nghị mức án 30 năm tù; ông Trầm Bê từ 5 - 6 năm tù.
live xet xu pham cong danh sang 307 vks giam muc de xuat an cua tram be xuong con 4 5 nam tu Xét xử vụ Phạm Công Danh chiều 26/7: ông Danh khẳng định không 'đụng' đến số tiền 4.500 tỷ
live xet xu pham cong danh sang 307 vks giam muc de xuat an cua tram be xuong con 4 5 nam tu Xét xử vụ Phạm Công Danh sáng 26/7: Bí ẩn 'con đường đi' của khoản 4.500 tỷ tăng vốn

Sáng 30/7, đại diện VKS sẽ công bố bản luận tội và đề nghị mức án đối với Phạm Công Danh và 45 bị cáo trong vụ án “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.

11h17: Phiên toà kết thúc

10h45: Bước sang phần tranh luận

Cần xác định rõ CBBank sử dụng 4.500 tỷ đồng chứ không phải là Phạm Công Danh

Luật sư Phan Trung Hoài đề nghị HĐXX đánh giá và nhìn nhận hành vi sai phạm cố ý làm trái về việc dùng tiền gửi của VNCB tại 3 ngân hàng để bảo lãnh các khoản vay theo những nguyên nhân, bối cảnh liên quan đến các hành vi để có mức độ xử lý đối với ông Phạm Công Danh và các cá nhân liên quan tại VNCB

Theo luật sư, số tiền 4.500 tỷ đồng do ông Danh dùng các pháp nhân để đưa vào VNCB nhằm tăng vốn điều lệ nhưng không được chấp thuận vậy nên phải trả lại cho các pháp nhân trên để khắc phục hậu quả. Cần thu hồi các số tiền không hợp pháp để có cơ sở giải quyết vụ án.

Luật sư Trần Minh Hải trình bày một số vấn đề. Dựa trên công văn số 15 và các quan điểm, luận điểm của VKS, luật sư đề nghị HĐXX xem xét việc CBBank hạch toán kế toán không đúng số tiền 4.500 tỷ đồng. Luật sư đặt câu hỏi số tiền này là tiền gì và cần xử lý như thế nào?

Luật sư cũng ủng hộ quan điểm nếu không dùng 4.500 tỷ để tăng vốn thì phải trả cho nhóm cổ đông của Phạm Công Danh đã đưa vào ngân hàng. Ông cho rằng số tiền 4.500 tỷ không hiển thị trong số dư của ngân hàng là do trong bản sao kê của ngân hàng không nói lên đâu là dòng tiền sở hữu, đâu là khoản phải trả, đâu là khoản phải thu.

Đến nay, CBBank vẫn chưa xuất được báo cáo tài chính, không thể xem xét lý do này và cần xem xét và ghi nhận xác định rõ số tiền 4.500 tỷ do CBBank sử dụng chứ không phải Phạm Công Danh. Dù sử dụng vào mục đích nào cũng đều với tư cách của CBBank.

10h35: VKS đề nghị thu hồi trên 6.126 tỷ đồng tại 3 ngân hàng để trả cho CBBank

Về trách nhiệm dân sự, VKS đề nghị giải tỏa kê biên đối căn nhà trên đường An Dương Vương, quận Bình Tân, TP HCM để trả lại cho bà Viên Tú Anh vì căn nhà này không liên quan đến vụ án.

Đối với căn nhà trên đường Hồng Bàng, quận 6, đề nghị HĐXX xem xét theo yêu cầu của bị cáo Tràm Bê để xử lý theo quy định pháp luật.

Về việc thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả, trong quá trình điều tra vụ án, tối cao đã có yêu cầu CQĐT có công văn về việc thu hồi các khoản tiền của vụ án.

Tại phiên toà 8/1 đến 7/2 VKSND TP HCM giữ nguyên quan điểm của VKSND Tối cao, tiếp tục đề nghị tuyên thu hồi trên 6.126 tỷ đồng để trả lại cho CBBank. Quá trình điều tra bổ sung, cơ quan điều tra và VKSND tối cao đã khẳng định, việc kiến nghị thu hồi trên là có căn và và giữ nguyên quan điểm.

Theo đó, VKS đề nghị thu hồi trên 6.126 tỷ đồng được xác định là tiền thiệt hại trong vụ án từ các ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank trả cho CBBank để khắc phục hậu quả.

Trên cơ sở diễn biến tại phiên toà, dựa vào ý kiến phát biếủ của các bị cáo, nguười có quyền nghĩa vụ liên quan,... đề nghị HĐXX ra phán quyết về việc thu hồi tài sản một các khách quan, đúng pháp luật để đảm bảo quyền lợi nhà nước và các bên có liên quan.

10h20: Đề xuất mức án 30 năm tù với Phạm Công Danh, từ 4 - 5 năm tù với Trầm Bê

live xet xu pham cong danh sang 307 vks giam muc de xuat an cua tram be xuong con 4 5 nam tu
Đại diện VKS đọc bản luận tội và đề xuất án (Ảnh: Ngọc Hoa)

Sau khi đưa ra quan điểm luận tội, VKS đề nghị lần lượt các mức án với các bị cáo:

1. Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) bị đề nghị 20 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng hợp với bản án cũ là 30 năm tù.

2. Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch thường trực HĐQT, Chủ tịch HĐTD Sacombank) bị đề nghị 4 - 5 năm tù về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng xây dựng) bị đề nghị 12-14 năm tù cùng về tội danh trên. Tổng hợp bản án phúc thẩm là 30 năm tù.

4. Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) bị đề nghị 10-12 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 30 năm tù.

5. Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) bị đề nghị 2-3 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 21-22 năm.

6. Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban kiểm soát VNCB) bị đề nghị 5-6 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 14-15 năm.

7. Phan Minh Tùng (Kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh) bị đề nghị 4-5 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 11-12 năm.

8. Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Công ty quản lý Quỹ Lộc Việt) bị đề nghị 6-7 năm tù).

9. Các bị cáo Đinh Việt Cường, Đặng Thị Bích Thuỷ: 5-6 năm

10. Trần Văn Bình 4-5 năm, tổng hợp 12-13 năm

11. Các bị cáo Phan Huy Khang, Nguyễn Ngọc Thái, Lê Đài, Trần Hiệp, Vũ Viết Minh Quân, Phạm Văn Phúc, Lê Duy Lương, Nguyễn Ngọc Dũng, Lê văn Tuấn, 3-4 năm

12. Phạm Việt Thép, Đỗ Việt Bun 2-3 năm tù

13. Nguyễn Căn Cường, Trần Thanh Tùng, Nguyễn Phước Thịnh, Nguyễn Hữu Duyên.. 2-3 năm, tổng từ 3-5 năm

14. Cao Phước Nhàn: 2-3 năm, tổng 6-7 năm tù

15. Nguyễn Kim Cẩm Vân, Phạm Hoài Thanh, Ông Khắc Chung, Hoàng Long Hà: 3 ăm tù treo

16. Nguyễn Tiến Dũng, Trần Quang Huy, Nguyễn Vũ Bảo 2-3 năm tù cho hưởng án treo

17. Nguyễn Tấn Thành, Nguyễn An Ninh, Hồ Thị Đi: 3 năm cải tạo không giam giữ

8h55: Viện Kiểm sát luận tội các bị cáo

Hội đồng xét xử (HĐXX) cho biết vì lý do khách quan nên phiên toà khai mạc trễ hơn dự kiến. Mở đầu phiên toà, VKS sẽ luận tội đối với các bị cáo.

live xet xu pham cong danh sang 307 vks giam muc de xuat an cua tram be xuong con 4 5 nam tu
Các bị cáo trong phiên toà sáng 30/7 (Ảnh: Ngọc Hoa)

VKS cho biết vụ án đã được đưa ra xét sơ thẩm một lần, sau khi có quyết định trả hồ sơ, phiên toà tiếp tục được đưa ra xét xử. Qua các phiên toà, xét hỏi, tranh luận, VKS xét thấy nội dung vụ án đã được làm rõ.

Theo đó, các bị cáo và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan đều giữ nguyên lời khai trong các phiên toà trước. Căn cứ vào diễn biến phiên toà vào ngày 8/1 và hôm nay, VKS tiếp tục đưa ra những phân tích đánh giá đối với các bị cáo trong vụ án.

Qua phiên toà, lời khai của các bị cáo cũng như hồ sơ vụ án, cho thấy Phạm Công Danh đã thực hiện hàng loạt hành vi phạm tội, lôi kéo nhiều cán bộ, nhân viên, lãnh đạo tại các ngân hàng và công ty sử dụng tinh vi số tiền gửi của VNCB tại 3 ngân hàng để làm tài sản bảo lãnh cầm cố. Từ đó được 3 ngân hàng cấp tín dụng, lấy tiền sử dụng và chiếm đoạt.

Bị cáo Phạm Công Danh đã trực tiếp gặp lãnh đạo các ngân hàng Sacombank, BIDV và thông qua Nguyễn Việt Hà móc nối với lãnh đạo TPBank để thỏa thuận kinh doanh vật liệu theo mô hình mua nhà, lập khống nhiều hợp đồng mua bán trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, Công ty Trung Dung để hoàn thành hợp đồng vay tiền của các ngân hàng.

Phạm Công Danh và các đồng phạm đã dùng 6.100 tỷ đồng của VNCB gửi vào các ngân hàng khác để làm tiền bảo lãnh cho 29 công ty vay vốn tại các ngân hàng gây thiệt hại hơn 6.100 tỷ đồng của VNCB.

Theo chỉ đại của ông Danh, bị cáo Phan Thành Mai và các bị cáo khác đã lập khống các hồ sơ, giấy tờ để thực hiện hành vi vay tiền tại các ngân hàng. Phan Thành Mai được Phạm Công Danh giao là Tổng giám đốc VNCB, trực tiếp chỉ đạo các thuộc cấp lập khống hồ sơ. Sau đó nhờ Nguyễn Việt Hà móc nối với cán bộ TPBank để bảo lãnh vay tiền, ký lệnh điều chuyển tiền, ký lệnh lấy hơn 6.126 tỷ đồng của VNCB gửi các ngân hàng SacomBank, BIDV, TPBank bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay vốn của các ngân hàng này, gây thiệt hại toàn bộ số tiền này của VNCB.

Với hàng loạt hành vi trái pháp luật và tinh vi bị cáo Mai đã giúp Phạm Công Danh thực hiện hành vi của mình, gây thiệt hại cho VNCB hơn 6.126 tỷ đồng.

Bị cáo Phan Minh Tùng thực hiện chỉ đạo của Phạm Công Danh hỗ trợ cho Mai Hữu Khương lấy biểu mẫu trên mạng lập các báo cáo tài chính kế toán của các doanh nghiệp để lập tài liệu khống cho 6 công ty để vay vốn tại Sacombank. Các hồ sơ đó là cơ sở để Sacombank giải ngân cho vay. Đến hạn trả nợ, 6 công ty của Danh không có tiền trả,VNCB phải trả bằng tiền bảo lãnh cho Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB hơn 1.835 tỷ đồng. Hành vi của Phan Minh Tùng đã giúp sức để Danh có được tiền, sử dụng trái phép, gây thiệt hại cho VNCB.

Bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank) là người biết Phạm Công Danh cần tiền sử dụng nhưng không thể vay tiền trực tiếp tại VNCB được nên đã bàn bạc thống nhất cho Phạm Công Danh vay tiền, với điều kiện là phải có tài sản bảo đảm là bất động sản hược tiền gửi vncb.

Trầm Bê đã đưa Phạm Công Danh gặp Phan Huy Khang để trao đổi về việc Phạm Công Danh vay tiền qua các công ty của Phạm Công Danh. Sau đó, Trầm Bê thống nhất với Phan Huy Khang thực hiện cho Danh vay 1.800 tỷ đồng.

Thực hiện chỉ đạo của Trầm Bê, Phan Huy Khang chỉ đạo nhân viên các chi nhánh Hưng Đạo và Quận 8 làm các thủ tục hợp pháp hóa để giải ngân cho vay.

Tại toà, Trầm Bê và Phan Huy Khang đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Trầm Bê và các cán bộ của Sacombank đã không thẩm định, không kiểm tra các hồ sơ vay vốn, sau khi cho vay, bỏ mặc cho Phạm Công Danh sử dụng tiền vay trái quy định; khi cho vay đã tính trước khoản lãi vay của 12 tháng để yêu cầu VNCB dùng tiền gửi bảo lãnh và hết hạn cho vay đã tự thu hồi tiền vay thông qua tiền gửi, gây thiệt hại cho VNCB 1.835 tỷ đồng.

Hành vi đó của Trầm Bê, Phan Huy Khang và các nhân viên của Sacombank đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh có được tiền, sử dụng trái phép, gây thiệt hại cho VNCB. Như vậy, Trầm Bê đã giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh phạm tội, gây ra thiệt hại trên.

Bị cáo Nguyễn Việt Hà, Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt: Trong quá trình xét hỏi, bị cáo Hà không thừa nhận hành vi tiếp tay cho Phạm Công Danh nhưng thừa nhận có bàn bạc với các bị cáo khác làm hồ sơ mua trái phiếu tại tập đoàn Thiên Thanh. Hà còn thừa nhận giới thiệu các công ty để đứng tên vay tiền mua trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Hà chỉ đạo Thanh về việc nhận khoản tiền 903 tỷ đồng của VNCB ủy thác đầu tư qua Quỹ Lộc Việt để đặt và mua bán trái phiếu của 3 công ty: Công ty Thạch Hà; Công ty Minh Quang và Công ty An Lộc; trực tiếp ký hợp đồng mua bán trái phiếu với tư cách là Phó Giám đốc công ty Thạch Hà và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; nhờ Vũ Viết Minh Quân, Giám đốc Công ty Minh Quang ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyển 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh; chỉ đạo Phạm Hoài Thanh, Phó giám đốc Công ty Thạch ký Hợp đồng mua bán trái phiếu và chuyến 300 tỷ đồng cho Tập đoàn Thiên Thanh.

Ngoài việc trực tiếp ký và thực hiện hợp đồng, Hà còn chỉ đạo Nguyễn Kim cẩm Vân phối hợp phát hành trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh trái pháp luật; chỉ đạo Phạm Hoài Thanh và nhờ Vũ Viết Minh Quân ký các hợp đồng mua bán trái phiếu để hợp thức cho việc thực hiện ủy thác đầu tư, chuyển tiền quay về Tập đoàn Thiên Thanh để giúp Phạm Công Danh sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thiệt hại 903 tỷ đồng.

Như vậy, Nguyễn Việt Hà đã đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh về việc gây ra thiệt hại cho VNCB qua việc giới thiệu 5 công ty để đứng tên làm hồ sơ vay vốn tại TPBank.

Bị cáo Đinh Việt Cường - nguyên Giám đốc Khối khách hàng doanh nghiệp ngân hàng TPBank, đã có hành vi thống nhất với Đặng Thị Bích Thủy - Phó giám đốc khối KHDN về việc cho 11 công ty vay tiền, đảm bảo bằng tiền gửi của VNCB tại TPBank đầu tư trái phiếu không có giá trị để kinh doanh của Công ty Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Đồng thời quyết định trực tiếp cho 3/11 Công ty vay tổng số tiền là 450 tỷ đồng để mua trái phiếu không có giá trị. Cho vay tiền khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ; không có đủ hồ sơ, tài liệu để xem xét, đánh giá khả năng tài chính để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng; không kiểm tra sau cho vay hoặc lập báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh bình thường khi chưa có đủ căn cứ, tài liệu... là vi phạm Quyết định 1627, Thông tư 28, Luật các TCTD 2010.

Khi 11 Công ty vay vốn không chứng minh được việc sử dụng hợp pháp tiền vay, TPBank đã thu nợ trước hạn đối với 11 công ty bằng tiền gửi của VNCB bảo lãnh cho các công ty đó tại TPBank là 1.740 tỷ đồng, gây thiệt hại cho VNCB.

Bị cáo Đặng Thị Bích Thuỷ, nguyên Phó giám đốc khối KHDN, Giám đốc Trung tâm kinh doanh Hội sở TPBank đã cùng Đinh Việt Cường thỏa thuận, thống nhất với Nguyễn Việt Hà cho các công ty vay vốn tại TPBank đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.

Bà Thủy đã giúp sức cho Phạm Công Danh, Nguyễn Việt Hà và các bị can khác gây thiệt hại cho VNCB số tiền trên. Hành vi của Đặng Thị Bích Thủy vào tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại khoản 3, Điều 165 BLHS.

Đối với nhóm bị cáo là Giám đốc các công ty đứng ra là pháp nhân vay vốn tại 3 ngân hàng, VKS cho biết các bị cáo đã có các hành vi ký hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc vay tiền tại các ngân hàng trong vụ án, ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, chuyển tiền đến tài khoản theo chỉ đạo, tạo điều kiện cho Phạm Công Danh có được tiền vay và bỏ mặc cho Danh sử dụng số tiền đó, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho VNCB.

Tại toà, các bị cáo đều khai hầu hết các bị cáo là nhân viên của tập đoàn Thiên Thanh, người quen, người nhà của Danh. Các công ty đều do Danh chỉ đạo, các bị cáo không tham gia hoạt động của công ty. Các bị cáo không biết nội dung trong các hợp đồng, giấy tờ đã ký, và chỉ làm giám đốc để nhận lương. Các bị cáo không được hưởng lợi gì, thừa nhận các sai phạm của mình.

Đối với 3 cán bộ của BIDV chi nhánh Gia định gồm bị cáo Hoàng Long Hà, Nguyễn Ngọc Sơn và Nguyễn Vũ Bảo chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, tiếp xúc khách hàng, kiểm tra,... giải ngân cho Công ty Phong iệp vay 430 tỷ đồng. Hành vi của 3 bị cáo đã tạo điều kiện cho Danh có được tiền sử dụng trái pháp luật, gây thiệt hại cho VNCB 337 tỷ đồng.

Trong lần xét xử trước đó, VKS đã đề nghị mức án 30 năm tù đối với bị cáo Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh).

Mức án đối với bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch hội đồng tín dụng Sacombank) là 5-6 năm tù; Bị cáo Phan Thanh Mai (nguyên Tổng giám đốc VNCB) là 13-15 năm tù.

live xet xu pham cong danh sang 307 vks giam muc de xuat an cua tram be xuong con 4 5 nam tu
Phạm Công Danh và Trầm Bê là hai nhân vật quan trọng trong vụ án gây thiệt hại tại VNCB (Ảnh minh hoạ).

Các phiên toà trước, HĐXX đã hoàn tất phần xét hỏi đối với các bị cáo và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Theo đó, HĐXX chỉ đưa ra xét hỏi những vấn đề mới, những vấn đề đã được làm rõ HĐXX không nhắc lại.

Tất cả các bị cáo, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án tham gia phần xét hỏi đều xin giữ nguyên lời khai của mình tại các phiên toà diễn ra từ ngày 8/1 đến 7/2/2018. Tuy nhiên, có một số bị cáo xin trình bày bổ sung ý kiến sau khi nghe VKS đọc cáo trạng và công văn 15 của VNKND Tối cao.

Bị cáo Phan Thành Mai kiến nghị thu hồi toàn bộ dòng tiền đi ra của 3 ngân hàng vì đó là vật chứng cuối cùng và kiến nghị về khung hình phạt: do vụ án tách thành 2 giai đoạn nên khung hình phạt của các bị cáo nặng hơn rất nhiều nên mong HĐXX xem xét.

Trình bày bổ sung, bị cáo Phạm Công Danh cũng xin HĐXX xem xét cho tất cả các bị cáo. Ông Danh cho rằng, hậu quả để lại là do sai phạm của những người đi trước chứ không phải do các bị cáo. Theo đó, ông mong muốn được khắc phục hậu quả của vụ án.

Liên quan đến số tiền 4.500 tỷ đồng, Phan Thành Mai và Phạm Công Danh đều khẳng định, số tiền được chuyển về VNCB nhằm mục đích tăng vốn điều lệ nhưung không được sử dụng. Toàn bộ số tiền này đã hoà lẫn vào dòng tiền chung tại CB và sử dụng cho mục đích của CB, các bị cáo không rút ra sử dụng cá nhân.

Trả lời tại toà, đại diện CBBank cũng xác nhận vấn đề này, tuy nhiên, không thể bóc tách số tiền này đã dử dụng để chi cho mục đích gì của ngân hàng.

Bên cạnh đó, tham gia phần xét hỏi, đại diện CBBank cũng xin giữ nguyên yêu cầu của ngân hàng là đề nghị HĐXX tuyên đòi Sacombank, BIDV và TPBank phải hoàn trả hơn 6.100 tỷ đồng cho CBBank. Đồng thời, Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 bị cáo trong vụ án cùng các tổ chức, cá nhân khác cũng phải liên đới chịu trách nhiệm bồi thường một phần trong số 6.100 tỷ cho CB.

Đại diện 3 ngân hàng Sacombank, TPBank, BIDV xin giữ nguyên quan điểm, ý kiến đã trình bày trước đó. Theo đó, 3 ngân hàng đề nghị HĐXX xem xét lại kiến nghị thu hồi 3 dòng tiền từ các ngân hàng liên quan trong vụ án.

Xem thêm

Nhóm PV

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.