Xét xử vụ Phạm Công Danh chiều 26/7: ông Danh khẳng định không 'đụng' đến số tiền 4.500 tỷ
Xét xử vụ Phạm Công Danh sáng 26/7: Bí ẩn 'con đường đi' của khoản 4.500 tỷ tăng vốn | |
Ông Trần Bắc Hà bệnh rất nặng, không thể đi lại? |
Chiều nay (16/7) tiếp tục diễn ra phiên xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) với phần xét hỏi các bị cáo và các bên có liên quan. Sau phần xét hỏi, HĐXX cho biết sẽ luận tội các bị cáo vào sáng thứ 2 (30/7).
Đại diện NHNN cho rằng CBBank xử lý số tiền này theo đúng quy định
Khi nói về vấn đề hạch toán sổ sách của CBBank số tiền 4.500 tỷ đồng, đại diện NHNN đề nghị luật sư hỏi trực tiếp phía ngân hàng. Bên cạnh đó, đại diện NHNN cho rằng CBBank xử lý số tiền này theo đúng quy định pháp luật.
Ông Phạm Công Danh khẳng định không sử dụng số tiền 4.500 tỷ cho cá nhân
Liên quan đến khoản tiền 4.500 tỷ, ông Phạm Công Danh khẳng định, ông và 21 cá nhân đã chuyển tiền vào VNCB để tăng vốn điều lệ nhưng không được sử dụng. Vấn đề này, CBBank cũng đã trình bày trước toà, cũng như việc ông Danh và các bị cáo không hề rút số tiền này ra sử dụng.
“4.500 tỷ tại thời điểm đó, tôi đã yêu cầu phong toả. Nếu như tối có ý đồ gì thì tôi đã chiếm đoạt số tiền này vì toàn bộ số tiền này, tôi có thể rút được nhưng tôi không lấy. Tôi tự phong toả thì tôi có thể giải toả”, ông Danh trình bày.
Ông Phan Thành Mai khai vào cuối 2014, có 1 cuộc họp của NHNN tổ chức gồm tổ giám sát NHNN, thanh tra NHNN, có ông Đặng Văn Thảo. Tại cuộc họp ông có báo cáo việc VNCB dùng tiền gửi để bảo lãnh tiền vay tại 3 ngân hàng hơn 6.000 tỷ đồng.
Thời điểm đó, ông Mai cũng có xin dùng số tiền 4.500 tỷ đồng để bù đắp thiệt hại cho VNCB. Theo ông Mai, 4.500 tỷ vẫn còn ở CBBank và chưa sử dụng, số tiền này đã hoà vào dòng tiền chung của ngân hàng.
Đồng ý với lời khai của ông Mai, ông Danh khẳng định, khoản tiền đó, tại thời điểm đó vẫn còn nguyên, không hề sử dụng 1 đồng nào cho cá nhân, mong HĐXX xem xét
Ông Phạm Công Trung: Việc các cá nhân tham gia gói 4 nhà hoàn toàn là tự nguyện
Ông Phạm Công Trung cho biết, trong quá trình tham gia xây dựng gói 4 nhà, ông có biết Công ty Nhất Nhất Vinh có quan hệ với Thiên Thanh chứ không biết do Thiên Thanh thành lập. Sau khi ông Trung về tiếp quản Thiên Thanh thì ông mới biết.
Theo đó, ông Trung về điều hành Thiên Thanh sau khi ông Phạm Công Danh bị bắt, cụ thể là ngày 5/11/2014. Ông Trung khẳng định tại toà cá nhân ông không trực tiếp chỉ đạo hay dẫn những người là giám đốc các công ty đi sở kế hoạch đầu tư hay là làm giấy phép kinh doanh.
Ngoài ra, nói việc lấy thông tin dự án để làm gói 4 nhà, ông Trung cho biết VNCB kết hợp với Thiên Thanh làm gói 4 nhà đã tổ chức nhiều sự kiện lớn, mời các nhà đầu tư khác đến tham gia và ông Trung cũng xem như 1 trong những nhà đầu tư đó. Các nhà đầu tư đến tham dự đều công khai, vì vậy, ông không hướng dẫn nhứng nhà đầu tư đó.
Ý kiến về việc khắc phục hậu quả, ông Trung cho rằng theo uỷ quyền của ông Danh, ông về lãnh đạo Thiên Thanh. Trong thời gian ông ở Thiên Thanh, mọi cán bộ đã chấp hành đúng quy luật của pháp luật. Ông cũng nghiêm túc thực hiện hợp tác với cơ quan điều tra để thực hiện việc thi hành án tốt nhất để nhanh chóng khắc phục hậu quả mà Thiên Thanh đã gây ra.
Ông Phạm Công Danh - chủ mưu trong vụ án (Ảnh: dantri) |
Trong phiên xét xử sáng nay, các luật sư và Viện Kiểm sát cùng thực hiện xét hỏi các bị cáo và các bên liên quan về việc sử dụng khoản tiền 4.500 tỷ mà mục đích trước đó là tăng vốn điều lệ cho VNCB nay là CBBank. Cùng với đó là những vấn đề liên quan đến sai phạm trong quá trình thực hiện vay vốn tại các ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank của Phạm Công Danh.
Hầu hết các bị cáo đều giữ nguyên lời khai tại lần xét xử trước đó, đồng thời bổ sung thêm một số lời khai, đề nghị khác.
Ông Hồ Quang Bình, Trưởng ban giám NHNN cho biết việc VNCB bảo lãnh khoản vay cũng như BIDV nhận bảo lãnh của VNCB cho Công ty Phong Hiệp là không vi phạm khoản 3 điều 126 luật TCTD 2010.
Đại diện Sacombank đề xuất HĐXX xem xét lại việc thu hồi khoản vay tại ngân hàng do quan hệ tín dụng giữa Sacombank với các công ty xảy ra trước khi vụ án điều tra xem xét và đã chấm dứt. Nếu quan hệ này trở thành hình sự hóa sẽ ảnh hưởng đến ngân hàng.
Về số tiền 4.500 tỷ tăng vốn của VNCB, đại diện CBBank khẳng định ngân hàng đã sử dụng hết nhưng số tiền này đã được trộn lẫn vào dòng tiền chung, không có chứng từ nào chứng minh khoản tiền này dùng cho ông Phạm Công Danh. Ngân hàng vẫn chưa điều chỉnh hạch toán 4.500 tỷ đồng do chỉ có chứng từ hợp pháp duy nhất là chứng từ góp vốn nên không đủ cơ sở.
Theo ông Phan Thành Mai - nguyên Tổng Giám đốc VNCB, xét về mặt nguyên tắc, khoản 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ trở thành nợ phải trả khi không được phép tăng vốn. Ông cũng đồng ý không bóc tách được nguồn tiền này nhưng phải làm rõ để biết nguồn tiền đi đâu.