Vụ án Ngân hàng Xây Dựng sáng 27/6: VKS đề nghị nguyên Phó Thống đốc NHNN 4-5 năm tù
Sáng hôm nay (27/6), phiên tòa xét xử vụ án “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thất thoát hơn 15.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) tiếp tục diễn ra với phần luật sư xét hỏi các bị cáo.
VKS luận tội, đề nghị mức án đối với bị cáo:
Kết quả điều tra có đủ cơ sở để xác định bị cáo Đặng Thanh Bình đã không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, không thực hiện đúng phương án tái cơ cấu VNCB do NHNN đã trình Thủ tướng, nhằm bảo đảm tính đúng đắn, chính xác với thực trạng năng lực tài chính của nhóm Phạm Công Danh, vẫn quyết định để ông Danh điều hành VNCB và sử dụng ngân hàng như một phương tiện để thực hiện các hành vi phạm tội. Hành vi của bị cáo bị truy tố về tội Thiếu trách nhiệm là có căn cứ. Tuy nhiên, trong những ngày xét xử vừa qua, bị cáo Bình không thừa nhận hành vi phạm tội mà chỉ thừa nhận bản thân chưa làm tròn trách nhiệm chính trị.
Theo VKS, trong vụ án này, bị cáo Bình là người có trách nhiệm cao nhất, đáng lẽ sẽ bị truy tố khung hình phạt cao nhất là 12 năm tù. Tuy nhiên, xét bị cáo có nhiều thành tích, được tặng bằng khen, huân chương, cha là cán bộ lão thành cách mạng,...nên cần xem xét giảm nhẹ hình phạt.
Các bị cáo Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh, Phạm Thế Tuân, Ngô Văn Thanh thuộc Tổ giám sát NHNN đặt tại VNCB đã không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, để Phạm Công Danh và các đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội, rút tiền của VNCB, gây thiệt hại cho ngân hàng này. Một số bị cáo như luôn kêu oan vì cho rằng đã làm hết trách nhiệm. Khi phát hiện sai phạm của Phạm Công Danh, bị cáo cho rằng đã báo cáo cơ quan Thanh tra giám sát, Chánh thanh tra, Thống đốc NHNN thông qua cơ quan TTGS. Tuy nhiên, bị cáo Phước nhận một phần trách nhiệm do không đeo bám, báo cáo quyết liệt.
Tuy nhiên, VKS không đồng tình với cách báo cáo như cách trả lời của các bị cáo. Nếu làm đúng trách nhiệm thì các bị cáo phải yêu cầu VNCB ngừng ngay những hành vi vi phạm. Qua đó kiến nghị thu hồi thì hậu quả sẽ không xảy ra hoặc nếu có sẽ không nghiêm trọng như hiện tại.
Hậu quả mà các bị cáo gây ra là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại hơn 15.000 tỷ đồng là có trách nhiệm của các bị cáo. Tuy nhiên, xét thấy các bị cáo đã có báo cáo đến cấp trên để xử lý, các bị cáo đều là cán bộ kiêm nhiệm, kinh nghiệm chưa nhiều trong điều kiện Phạm Công Danh và đồng phạm luôn thực hiện hành vi gian dối, ảnh hưởng một phần đến kết quả giám sát của các bị cáo. Các bị cáo có nhiều đóng góp cho ngành ngân hàng, được tặng nhiểu bằng khen, có cha mẹ là người có công với cách mạng.
Dựa cơ sở trên, hoàn cảnh khách quan, đóng góp cho ngành ngân hàng, VKS đề nghị:
Bị cáo Hà Tấn Phước, nguyên Phó giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh Long An, Tổ trưởng Tổ giám sát 14/2/2012 đến ngày 15/10/2013: 30-36 tháng tù
Bị cáo Ngô Văn Thanh, Phó Phòng kiểm tra, giám sát tuân thủ ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam Chi nhánh Long An, Tổ viên Tổ giám sát VNCB từ ngày 14/2/2012 đến tháng 3/2014: 24-36 tháng
Bị cáo Lê Văn Thanh, Chánh Thanh tra, giám sát NHNN Chi nhánh tỉnh Long An, Tổ trưởng Tổ giám sát Ngân hàng Xây dựng từ 15/10/2013 đến 3/2014: 3-3 năm 6 tháng
Bị cáo Phạm Thế Tuấn, Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Chi nhánh TP Hồ Chí Minh, Tổ phó Tổ giám sát Ngân hàng Xây dựng từ ngày 5/9/2012 đến 08/8/201 : 30-36 tháng
Bị cáo Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc NHNN: 4-5 năm tù
Đồng thời, VKS đề nghị miễn trách nhiệm dân sự cho các bị cáo. Kiến nghị VKS ND tối cáo, làm rõ vai trò cá nhân liên quan, cơ quan thanh tra giám sát NHNN. Làm rõ vai trò của lãnh đạo NHNN trong đề án tái cơ cấu NHTM.
Kết thúc phần xét hỏi:
Bị cáo Lê Văn Thanh trình bày: Đối với khoản tiền gửi liên ngân hàng, sau khi phát hiện sai phạm, tổ giám sát đã gửi báo cáo, đề xuất biện pháp xử lý với Thống đốc NHNN.
Khoản 5.190 tỷ đồng cho vay cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm Trần Ngọc Bích, bị cáo cho bết các giao dịch chuyển khoản, không có dòng tiền ra khỏi ngân hàng, nên không xem xét trách nhiệm của Tổ giám sát.
Khoản vay 10 doanh nghiệp tại VNCB, Tổ giám sát không có nhiệm vụ quyết định mà chỉ đề xuất ý kiến. Khi mỗi lần phát sinh khoản vay, xuất hiện trên bảng cân đối thì tổ phát hiện ra, báo cáo tình hình nêu VNCB không xin ý kiến tổ giám sát mà cho vay.
Ngày 6/3/2014, ông Phan Thành Mai, Phó Tổng giám đốc VNCB có Tờ trình xin ý kiến Tổ giám sát cho tạm ứng 400 tỷ đồng thuê trụ sở 816 Sư Vạn Hạnh. Tổ đã yêu cầu VNCB chờ ý kiến chỉ đạo của NHNN Việt Nam và có chữ kí của Tổ trưởng Lê Văn Thanh. Tuy nhiên, VNCB vẫn thực hiện.
Đối với hơn 3.000 tỷ đồng gửi liên thị trường 2, tổ giám sát đã đồng ý với đề xuất của VNCB do tình hình thanh khoản ngân hàng thời điểm đó dư thừa.
Để xảy ra hậu quả tại VNCB, bản thân bị cáo nhận thấy sai sót, không có quyết liệt do không có hướng dẫn cụ thể.Tổ đã có kiến nghị, đề xuất để ngặn chặn.
HĐXX hỏi thêm bị cáo Lê Văn Thanh: Tất cả khoản tiền nêu trên chuyển ra ngoài bằng việc chuyển khoản.
HĐXX không chấp nhận triệu tập điều tra viên
Bị cáo Hà Tấn Phước, Lê Văn Thanh: Đã thực hiện đúng quyết định 12.
Ông Đặng Văn Thảo: NHNN Long An nhận được báo cáo, cơ quan giám sát chỉ đạo tiến hành thanh tra VNCB. Báo cáo 78 có gửi cho ban lãnh đạo NHNN, chánh thanh tra Nguyễn Hữu Nghĩa có bút phê.
Đại diện NHNN: Khi thực hiện phương án tái cơ cấu, liên quan đến chức năng thanh tra của chi nhánh Long An không bị hạn chế.
Đại diện chi nhánh Long An: Trong điều kiện bình thường, chi nhánh Long An sẽ thực hiện theo nghị định 91. Trong giai đoạn tái cơ cấu, chi nhánh thực hiện quyết định 1734, quyết định 12. Câu trả lời của NHNN về quyền hạn thanh tra là đúng.
Đại diện cơ quan thanh tra giám sát NHNN: Cơ quan thanh tra nhận báo cáo từ tổ giám sát qua văn phòng chính phủ.
Liên quan đến đề nghị triệu tập điều tra viên, HĐXX không chấp nhận.
Nguyên Tổ trưởng Tổ giám sát NHNN không biết Trustbank giải ngân cho công ty Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc
LS Long bào chữa cho bị cáo Hà Tân Phước (nguyên Phó Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Long An, Tổ trưởng Tổ giám sát NHNN) và Lê Văn Thanh (nguyên Phó Thống đốc NHNN).
Bị cáo Phước : Ngoài Quyết định 12, bị cáo không bị chi phối bởi vấn đề nào khác. Liên quan đến khoản vay 650 tỷ đồng công ty Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc, khi nhận được tờ trình của lãnh đạo Ngân hàng Trustbank, bị cáo khai có phê duyệt và đề nghị mức dự nợ bằng thời điểm 31/12/2011 theo quy định của NHNN.
Tại thời điểm cho vay nêu trên, Trustbank không được tăng trưởng tín dụng theo quy định của NHNN tại Công văn số 727 ngày 16/0/2012 là dư nợ tín dụng trong suốt cả năm 2012 không được vượt quá dư nợ tín dụng tại thời điểm 31/12/2011. Cùng ngày, Trustbank vẫn giải ngân cho hai công ty trên vay tổng cộng 650 tỷ đồng không thu hồi được. Bị cáo khai không biết ngân hàng đã giải ngân.
Đối với khoản tiền gửi liên ngân hàng hơn 1.800 tỷ đồng, bị cáo đã báo cáo liên tục đối với NHNN. Số dư tiền gửi này tồn tại đến tháng 9/2014 sau khi bị cáo nghỉ hưu.
Về khoản 903 tỷ đồng đầu tư ủy thác mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh trong đó có 303 tỷ đồng không báo cáo với tổ giám sát. 600 tỷ đồng Trustbank có trình tổ giám sát và tổ đã trả lời rằng đề nghị ngân hàng ngưng thực hiện. Hiện nay ngân hàng vẫn chưa thu hồi được khoản tiền. Tối thiểu sau 1 ngày, bị cáo mới phát hiện được. Tổ giám sát đã có văn bản đề nghị và biện pháp thu hồi.
Ngày 26/7/2013, VNCB đã chuyển 201,6 tỷ đồng tạm ứng đặt cọc thuê trụ sở 268 Tô Hiến Thành, ngân hàng đã không báo cáo với tổ giám sát. Sau khi phát hiện, đã gửi báo cáo và đưa ra đề xuất ngăn chặn.
Cho đến thời điểm này, bị cáo nhận thức được đối với hậu quả xảy ra. Bị cáo nhận thấy mình thấy thiếu sót trách nhiệm, không đeo bám, quyết liệt hơn với sai phạm.
Đại diện NHNN từ chối trả lời về hoạt động giám sát
Bị cáo Ngô Văn Thanh khai có ký hợp đồng với Vietcombank đồng thời khai chưa bao giờ làm tổ trưởng tổ giám sát. Nhiệm vụ tổ viên không được ký báo cáo.
Bị cáo Phạm Thế Tuấn khai Theo quyết định 12, tổ trưởng là người quyết định và ký báo cáo.
Trước lời khai của các bị cáo, LS Trương Thị Minh Thơ cho rằng cơ quan điều tra lời khai rất nhiều, đề nghị triệu tập điều tra Viên Phạm Hữu Nhiên.
Đối với đề xuất của LS, HĐXX sẽ nghiên cứu, xem xét. Tuy nhiên đây không phải là phần thủ tục mà phần xét hỏi.
Đại diện NHNN: Liên quan đến thành lập, hoạt động tổ giám sát Nhà nước, đại diện xin phép không trả lời do đây là tài liệu bảo mật.
LS Phạm Thanh Thảo, bào chữa cho bị cáo Phạm Thế Tuân, hỏi nội hàm của giám sát và kiểm soát, quy định thông tư 08/2010 có quy định. Tại sao lại thành lập tổ giám sát theo quyết dịnh 12?
HĐXX ngắt lời, lưu ý LS đây là phần xét hỏi, nên LS cứ đặt câu hỏi không phải viện dẫn.
Đại diện NHNN cho biết, cơ sở ban hành quyết định 12, nội dung hôm qua đã trả lời. Nội dung quyết định 12 là văn bản mật.
Bị cáo Đặng Thanh Bình: Liên quan về việc đặt Ngân hàng Đại Tín vào kiểm soát đặc biệt, bị cáo cho rằng không có yêu cầu của Thống đốc về việc này.
Đề án Tái cơ cấu nhân mạnh thực hiện tái cơ cấu hoạt động ngân hàng yếu kém. Thời điêm có báo cáo tình hình ngân hàng thuộc diện kiểm soát đặc biệt, NHNN đang thực hiện tái cơ cấu.
Bị cáo nhận được báo cáo Ngân hàng Đại Tín từ 2010. Bị cáo cho rằng việc tiếp nhận, xử lý báo cáo của cơ quan thanh tra giám sát đã rất cố gắng nhưng chưa đầy đủ.
Đại diện cơ quan thanh tra giám sát NHNN: Tất cả những báo cáo mà cơ quan thanh tra giám sát NHNN nhận được, đều đã tiếp nhận, xử lý, tham mưu kịp thời, thực hiện đầy đủ.
Việc tập trung vào tái cơ cấu mà không quan tâm đến xử lý sai phạm LS nêu, đại diện cho rằng, cơ quan giám sát đã thực hiện đầy đủ và đề nghị LS xem lại báo cáo.
LS cho rằng, cơ quan giám sát tập trung vào tái cơ cấu mà không quan tâm đến xử lý sai phạm, đại diện xin phép không trả lời.
Diễn biến phiên tòa chiều 26/6:
Lliên quan đến quyết định 12 của luật sư Trần Minh Hải (người bảo vệ quyền lợi lợi ích hợp pháp bị án Phạm Công Danh), ông Đặng Thanh Bình (nguyên Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước) nhấn mạnh cho đến ngày hôm nay chưa có một cơ quan nào đã có quyền xâm nhập vào tổ chức, theo dõi hoạt động của ngân hàng như tổ giám sát tại VNCB.
Ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó thống đốc NHNN (ảnh: MA) |
Theo bị cáo, cơ chế giám sát của quyết định 12 được quy định giám sát đặc biệt được quy định chung cho ngân hàng, không thể hiện rõ trong quyết định 12.
Bị cáo Bình cũng từng khẳng định, bị cáo là người ký quyết định 12, bị cáo cho rằng việc thành lập tổ giám sát rất kịp thời và sáng suốt. Quyền lực quyết định 12 thể hiện mối quan hệ giữa tổ giám sát và NHNN chi nhánhLong An. Với việc một NHNN Long An nhỏ, kinh nghiệm không có nhiều thì cần sự phối hợp.
Khi phát hiện các sai phạm, tổ giám sát có quyền đề nghị với chi nhánh NHNN Long An thì chi nhánh phải thực hiện thanh tra, giám sát Ngân hàng.
Bị cáo Hà Tấn Phước, Tổ trưởng tổ giám sát NHNN cũng cho rằng, đối với Ngân hàng Đại Tín, Thống đốc đã ban hành quyết định nêu rõ trách nhiệm của từng đơn vị. Cơ quan giám sát thanh tra là đầu mối tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện đề án tái cơ cấu. Các đơn vị khác phải có phối hợp, thực hiện đề án. Theo nhận thức của bị cáo, Ngân hàng Đại Tín thuộc trách nhiệm của cơ quan giám sát thanh tra.
Trình bày tại tòa, bị cáo Lê Văn Thanh (nguyên Chánh thanh tra NHNN tỉnh Long An) cho biết, bị cáo không được tập huấn cũng như hướng dẫn để thực hiện theo quyết định 12. Khi tiến hành thực hiện theo quyết định này, tổ giám sát chỉ căn cứ vào kinh nghiệm, thực tế để thực hiện.
Tham gia phần xét hỏi, đại diện NHNN cho biết Quyết định 12 là văn bản cá biệt. Về nguyên tắc khi quyết định triệu tập cán bộ NHNN, đại diện cho rằng không nằm trong phạm vi vụ án nên không trả lời. Ngày 26/12/2013, Nghị định 96 hết hiệu lực thì sẽ sử dụng luật TCTD vào quyết định 12.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/