|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

'Việt Nam nên sớm dừng đầu tư nhà máy điện than'

07:17 | 05/11/2019
Chia sẻ
Chuyên gia Đan Mạch cho rằng, phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, nhiệt điện khí có thể góp phần đảo ngược xu hướng tiêu thụ than ở Việt Nam.

Theo ông Jakob, tiêu thụ điện than đang tăng nhanh chóng ở Việt Nam và sẽ tăng gấp đôi trong giai đoạn 2020 - 2030. Cụ thể, Việt Nam nhập khẩu thuần than kể từ năm 2015 và xu hướng này ngày càng tăng. 

Trong 10 năm tới, lượng nhập khẩu nhiên liệu than cho các nhà máy nhiệt điện sẽ tăng gấp 3 và sẽ tăng gấp 8 lần hiện nay vào năm 2050. Điều này cho thấy, 3/4 tiêu thụ than của Việt Nam là từ nguồn nhập khẩu.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh việc thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng, phát triển nhiệt điện khí có thể góp phần đảo ngược xu hướng tiêu thụ than hiện nay. 

Do đó, chuyên gia Đan Mạch đưa ra khuyến nghị, Việt Nam cần phải sớm nghiên cứu việc giảm nhu cầu sử dụng than trong tương lai và có hành động sớm trong tiêu thụ điện than. 

Ông tính toán, việc phát thải từ nhiệt điện than cũng gây ra chi phí y tế lớn do tác động từ ô nhiễm. Với kịch bản không có nhà máy điện than hoặc kết hợp có thể giúp giảm 39% phát thải CO2 và giảm chi phí 20 tỷ USD.

"Việt Nam cần sớm dừng đầu tư nhà máy nhiệt điện than mới, tiết kiệm năng lượng cần là ưu tiên để góp phần quan trọng vào giảm phát thải CO2, giảm nhập khẩu nguyên liệu", ông Jakon Stenby Lundsager nói.

Cũng theo vị chuyên gia Đan Mạch, điện gió và điện mặt trời là một phần hệ thống năng lượng trong tương lai, chiếm 10% tổng nguồn điện vào 2030 và sẽ tăng lên 20% vào 2050. 

Nhưng phát triển nguồn điện này Việt Nam cũng gặp thách thức phải mở rộng nhiều hệ thống điện, đầu tư hệ thống lưới và truyền tải điện. Do đó, ông nhấn mạnh, nhà chức trách cần đưa ra khung pháp lý ổn định, đơn giản, minh bạch và tăng cường tính cạnh tranh đối với các dự án năng lượng tái tạo.

Cũng tại lễ công bố, ông Nguyễn Tuấn Anh - Trưởng phòng Kế hoạch - quy hoạch Cục Điện lực và năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) nêu 5 thách thức với phát triển năng lượng Việt Nam. Đầu tiên là nhu cầu năng lượng tăng mạnh đặt ra yêu cầu phải thực hiện tiết kiệm năng lượng theo hướng hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các nguồn năng lượng như than, dầu đang chiếm ưu thế đã được khai thác, bị phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu, phải xây dựng cảng mới để nhập khẩu than và khí.

Tiếp theo, nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng lớn, nhưng đặt ra thách thức trong việc tích hợp điện gió và điện mặt trời trong hệ thống điện, các công cụ chính sách.

Thách thức nữa là cân bằng nguồn điện khi năng lượng tái tạo phát triển. Cuối cùng là thách thức trong giảm phát thải khí nhà kính và chống biến đổi khí hậu, hiện VN chịu áp lực lớn theo cam kết về chống biến đổi khí hậu, đặc biệt khi sử dụng nhiên liệu hoá thạch.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Anh Minh

Khai thông rào cản đầu tư, Việt Nam sẽ bứt phá trong thu hút làn sóng FDI mới
GDP của Việt Nam đã tăng dần trong những năm gần đây. Nền kinh tế duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ trong thập kỷ qua trong khu vực. Phân tích GDP theo ngành, sản xuất chế tạo là một trong những lĩnh vực đóng góp chính cho GDP của Việt Nam, chiếm khoảng 25% GDP và là ngành lớn nhất trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.