|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ViEF: Gạo và tiêu đen Việt chịu nhiều sức ép từ quốc tế

12:04 | 05/06/2018
Chia sẻ
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh trong ngành nông nghiệp, nếu chỉ sản xuất mà không chế biến thì cũng không thể tiêu thụ tốt. Ngoài ra, vấn đề thương hiệu nông sản vẫn đang là nút thắt trong xuất khẩu. Vì vậy, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo và tiêu đen còn phải chịu nhiều sức ép từ thị trường quốc tế.
vief gao va tieu den viet chiu nhieu suc ep tu quoc te Giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL giảm nhẹ, lúa và gạo thành phẩm vẫn cao
vief gao va tieu den viet chiu nhieu suc ep tu quoc te Tiêu Việt Nam giá rẻ nhất thế giới
vief gao va tieu den viet chiu nhieu suc ep tu quoc te Xuất khẩu tăng 40%, tín hiệu vui của ngành lúa gạo

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 chuyên đề nông nghiệp, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay: “Thời gian qua, với sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp đối với nông nghiệp Việt Nam, chúng ta đã có khoảng 3.700 doanh nghiệp, 33.000 hộ trang trại, hàng nghìn hợp tác xã lớn”.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 5 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,25 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh trong ngành nông nghiệp, nếu chỉ sản xuất mà không chế biến thì cũng không thể tiêu thụ tốt. Ngoài ra, điểm yếu của nông nghiệp Việt Nam là về tính liên kết sản phẩm của các làng xã, và địa phương.

vief gao va tieu den viet chiu nhieu suc ep tu quoc te
Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng. Ảnh: Đức Quỳnh

“Thay vì làm nông nghiệp nhỏ lẻ với từng hộ dân, chúng ta cần giao lại cho các doanh nghiệp bằng hình thức thuê tích tụ ruộng đất. Chỉ có giao cho doanh nghiệp mới thay đổi được cách làm nông nghiệp, cơ cấu lại lao động nông thôn và ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp”, Bộ trưởng nói.

Đồng quan điểm, ông Trần Thanh Hải, Phó chủ tịch Điều hành cấp cao Tập đoàn Central Group, cho rằng nông nghiệp Việt Nam vẫn theo quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình thay vì tổ chức theo hình thức trang trại vì vậy không có cơ hội áp dụng công nghệ tiên tiến để giảm chi phí.

“Ở các nước phát triển, chi phí đầu tư vào cơ sở vật chất, khấu hao trên từng sản phẩm giảm rất nhiều, nhà đầu tư có nhiều cơ hội đa dạng hoá sản phẩm, phát triển theo hướng chuyên nghiệp hoá”, ông Hải nói.

Ông dẫn chứng, ở Thái Lan, trại gà dưới 500 con bị coi là chăn nuôi nhỏ lẻ. Số lượng trại gà chăn nuôi quy mô lớn trên 500 con chiếm 14,5% trong tổng số 42.000 trại và hơn 70% số trang trại nuôi từ 5.000 con trở lơn. Trong khi đó, 90% trong tổng số 8 triệu hộ chăn nuôi có số lượng gà dưới 50 con. Số trại chăn nuôi có quy mô từ 100 - 1.000 con trở lên chỉ mới chiếm khoảng 3%, trên 1.000 con chỉ đạt 0,2%. Quy mô và năng suất hiệu quả các nông trại ở Thái Lan hơn hẳn Việt Nam, các sản phẩm dễ dàng cạnh tranh trên trường quốc tế.

vief gao va tieu den viet chiu nhieu suc ep tu quoc te
Gạo và tiêu đen Việt chịu nhiều sức ép từ quốc tế. Ảnh minh họa

Mặc dù khả năng cung ứng của Việt Nam lớn nhưng nhiều mặt hàng nông sản còn xuất khẩu theo dạng thô, thay vì chế biến sâu. Việt Nam là một trong 5 năm xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, phần lớn sản phẩm chè nước ta là xuất thô, đóng gói bao bì lớn, không có thương hiệu tiêu dùng thương mại nên lợi nhuận thấp. Tương tự với gạo và tiêu đen đang phải chịu sức ép lớn từ thị trường quốc tế.

Việc phát triển thương hiệu cũng đang là nút thắt trong xuất khẩu nông sản. Điều này khiến lợi thế cạnh tranh hàng hóa nông sản của Việt Nam giảm nhiều so với các nước đối thủ. Ông Đàm Quang Thắng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Agricare Việt Nam: “Đối thủ Việt Nam là Thái Lan làm thương hiệu tốt hơn nhiều so với chúng ta. Mặc dù theo khảo sát 90% người được hỏi đều trả lời rằng vải Việt Nam ngon hơn vải Thái Lan nhưng giá vải Thái cao gấp ba lần so với vải Việt”.

Xem thêm

Đức Quỳnh