|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá gạo nguyên liệu tại ĐBSCL giảm nhẹ, lúa và gạo thành phẩm vẫn cao

11:05 | 04/06/2018
Chia sẻ
Kể từ cuối tháng 5, giá lúa gạo tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt đầu chững lại và đến nay bắt đầu xu hướng giảm. 
gia gao nguyen lieu tai dbscl giam nhe lua va gao thanh pham van cao Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam bắt đầu ‘hạ nhiệt’
gia gao nguyen lieu tai dbscl giam nhe lua va gao thanh pham van cao Giá lúa gạo tại ĐBSCL lên cao kỷ lục, có loại tăng tới 250 – 300 đồng/kg

Bảng giá lúa gạo trong tuần tính đến ngày 31/5 (đơn vị: đồng/kg)

Loại

Giá

Thay đổi so với tuần trước đó
Lúa khô loại thường 6.700 - 6.800 -
Lúa khô loại dài 7.100 - 7.200 -
Gạo nguyên liệu loại 1 (làm ra gạo 5% tấm) 8.650 - 8.750 - (50)
Gạo nguyên liệu loại 2 (làm ra gạo 25% tấm) 8.500 - 8.600 - (50)
Gạo thành phẩm 5% tấm 10.000 - 10.100 -
Gạo thành phẩm 15% tấm 9.700 - 9.800 -
Gạo thành phẩm 25% tấm 9.450 - 9.550 -

(Theo hệ thống ghi giá của Hiệp hội Lương thực Việt Nam)

Theo số liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, diện tích gieo sạ lúa Đông Xuân 2017 – 2018, diện tích gieo sạ đạt 2.003.542 ha, chiếm 103,6 % kế hoạch toàn vùng. Diện tích thu hoạch lúa Đông Xuân 2017-2018 đến ngày 18/5 đạt 1.976.367 ha, chiếm 98,6% diện tích gieo trồng, năng suất đạt 68,14 tạ/ha. Trong đó, các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và ĐBSCL đã thu hoạch hết lúa Đông Xuân; các tỉnh Tây Nguyên mới thu hoạch được 44,2%.

Với vụ Hè Thu 2018, diện tích gieo sạ đạt 1.004.201 ha, đạt 52,85% kế hoạch toàn vùng. Diện tích thu hoạch lúa Hè Thu sớm 2018 đạt 19.376 ha, chiếm 1,12% diện tích gieo trồng vùng ĐBSCL.

gia gao nguyen lieu tai dbscl giam nhe lua va gao thanh pham van cao

Tình hình tại một số nước xuất khẩu gạo lớn

Tại Thái Lan, Hiệp hội Những Nhà Xuất khẩu Gạo Thái dự báo giá gạo jasmine sẽ tăng đến 1.300 USD/tấn so với 1.250 USD/tấn, do nhu cầu cao trên thị trường quốc tế. Dự kiến, tổng xuất khẩu gạo Thái năm nay sẽ cao hơn 10 triệu tấn, do xuất khẩu trong 5 tháng đầu năm đạt 4,21 triệu tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Thái hiện xếp thứ hai trong xuất khẩu gạo toàn cầu trong 5 tháng đầu năm, đứng sau Ấn Độ với 4,77 triệu tấn.

Tại Myanmar, Tổng Thư ký Liên Đoàn Gạo Myanmar Mu Maw Myint cho biết, xuất khẩu qua biên giới đã giảm trong hai tháng qua vì Trung Quốc giảm giá hỗ trợ tối thiểu (MSP).

Tại Ấn Độ, xuất khẩu gạo Ấn Độ tháng 4 tăng 12% so với năm trước lên 989.848 tấn do nhu cầu gạo non-basmati từ các nước châu Phi tăng.

Tình hình tại một số nước nhập khẩu gạo lớn

Tại Philippines, Cơ quan Hậu cần Philippines (NFA) hôm thứ Ba 29/5 cho phép thương nhân nhập khẩu đến 805.200 tấn gạo theo cơ chế hạn ngạch hàng năm, nhằm tăng cường nguồn cung gạo nội địa và kiềm chế giá. Với hợp đồng nhập khẩu này, tổng nhập khẩu gạo năm nay của NFA sẽ lên 1,3 triệu tấn.

Tại Bangladesh, chính phủ lên kế hoạch mua 100.000 - 200.000 tấn gạo từ Myanmar vào tháng 7 theo thỏa thuận chính phủ (G2G).

Tình hình giá gạo tại thị trường châu Á

Thị trường gạo Thái Lan hồi phục sau khi nhận được đơn hàng với Philippines; tâm lý tích cực và giá cao hơn. Ngoài ra, có một số đơn hàng mua gạo đồ từ châu Phi.

Giá gạo Pakistan giảm do thiếu nhu cầu mới và nỗ lực của Pakistan trong đấu thầu với NFA bất thành. Thị trường tập trung vào xếp hàng đi Indonesia, Đông Phi, Afghanistan và Trung Đông, trong khi nhu cầu châu Phi giảm.

Thị trường Ấn Độ giữ giá cạnh tranh. Nhu cầu từ Bangladesh và Sri Lanka giảm nhưng từ châu Phi lại tăng. Chính phủ lên kế hoạch hỗ trợ nông dân thông qua chương trình Giá Hỗ trợ Tối thiểu MSP.

Thị trường gạo toàn cầu tiếp tục bị chi phối bởi nhu cầu của châu Á, với nhu cầu mới của Philippines và thầu MAV 2017 sẽ sớm được thực hiện. Trong khi đó, nhu cầu từ Bangladesh vẫn ảm đạm và chưa rõ ràng. Nhu cầu từ châu Phi có nhiều tín hiệu tích cực hơn trong nhiều tuần gần đây nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với năm 2017.

Xem thêm

Oanh Oanh