|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Vì sao lãi sau thuế của Gelex sụt 41% dù lãi gộp vẫn tăng trưởng?

18:31 | 30/10/2019
Chia sẻ
Quí III vừa qua, lợi nhuận gộp của Gelex tăng 16,6% nhưng do doanh thu hoạt động tài chính giảm sút trong khi chi phí tài chính lên cao, lãi sau thuế của Gelex sụt giảm 41%.
Gelex III

Kết quả kinh doanh hàng quí của Gelex. Nguồn: Kiên Dương tổng hợp từ báo cáo tài chính.

Trong quí III vừa qua, Tổng công ty cổ phần thiết bị điện Việt Nam (Gelex – Mã: GEX) đạt doanh thu thuần hợp nhất 3.903 tỉ đồng, tăng gần 2% so với cùng kì năm ngoái. Lợi nhuận gộp cải thiện 16,6% lên mức 737 tỉ đồng, tương ứng với biên lãi gộp 19%.

Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính giảm gần 77% còn 51 tỉ đồng. Theo giải trình của công ty, trong quí III/2018 Gelex phát sinh lãi từ thanh lí khoản đầu tư vào Công ty cổ phần KIP Việt Nam nhưng quí III năm nay không có khoản lãi nào tương tự.

Ngoài ra, chi phí tài chính tăng hơn 64% so với cùng kì, lên 208 tỉ đồng do Gelex mở rộng hoạt động đầu tư. Vì những nhân tố này nên lợi nhuận sau thuế của Gelex trong quí vừa qua giảm 41% xuống còn 252 tỉ đồng.

Quí III/2019

Tăng/giảm so với cùng kì

Ba quí đầu năm 2019

Tăng/giảm so với cùng kì

Doanh thu thuần

3.903

1,9%

11.004

9,5%

Lợi nhuận gộp

737

16,6%

2.023

30,9%

Biên lợi nhuận gộp

19%

18%

Doanh thu HĐ tài chính

51

-76,8%

218

-62,9%

Chi phí tài chính

208

64,3%

581

45,8%

Lãi/Lỗ trong cty liên doanh liên kết

55

167,2%

95

99,3%

Chi phí bán hàng

127

33,5%

350

49,6%

Chi phí quản lí DN

191

16,5%

515

18,9%

Lợi nhuận khác

4

-56%

9

-19%

Lợi nhuận trước thuế

320

-35,2%

900

-20,2%

Lợi nhuận sau thuế

252

-41,2%

712

-26,9%

Lợi nhuận sau thuế cty mẹ

184

-46,5%

498

-33,0%

Biên lợi nhuận ròng

6%

6%

Tổng tài sản tại ngày 30/9 của Gelex xấp xỉ 21.000 tỉ đồng, tăng 21,8% so với ngày đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 39,5% tổng tài sản. Tài sản dài hạn xấp xỉ 12.700 tỉ đồng, tăng trưởng 39%, chủ yếu đến từ tăng trong tài sản cố định hữu hình (thêm 907 tỉ đồng) và đầu tư tài chính dài hạn (thêm 2.525 tỉ đồng).

Về đầu tư tài chính dài hạn, trong 9 tháng đầu năm, Gelex và một công ty con là Gelex Electric đã chi ra gần 2.500 tỉ đồng để mua xấp xỉ 112 triệu cổ phiếu VGC, chiếm 24,96% vốn điều lệ của Tổng công ty Viglacera - CTCP.

Đầu tháng 10 này, Gelex đã bán 30 triệu cổ phiếu VGC nhưng Gelex Electric lại mua vào đúng 30 triệu cổ phiếu VGC nên sở hữu của cả nhóm Gelex tại Viglacera không thay đổi.

Hiện nay, nhóm Gelex là cổ đông lớn thứ hai của Viglacera, chỉ đứng sau Bộ Xây dựng. Ông Nguyễn Văn Tuấn – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Gelex đã được bầu làm Chủ tịch HĐQT Viglacera từ ngày 26/6 năm nay. Cùng ngày, bà Đỗ Thị Phương Lan - Thành viên HĐQT Gelex cũng được bầu vào Hội đồng quản trị Viglacera.

Bên phía nguồn vốn, nợ phải trả của Gelex tương đương gần 60% tổng tài sản tại ngày 30/9 và tăng 3.235 tỉ đồng (34,9%) so với ngày đầu năm. 

Cuối quí III

% Tổng tài sản

Tăng/giảm so đầu năm

Tài sản ngắn hạn

8.302

39,5%

2,4%

Tiền và tương đương tiền

833

4,0%

-9,8%

Đầu tư tài chính ngắn hạn

1.156

5,5%

-38,0%

Phải thu ngắn hạn

3.689

17,6%

19,6%

Hàng tồn kho

2.522

12,0%

19,5%

Tài sản ngắn hạn khác

102

0,5%

-15,5%

Tài sản dài hạn

12.695

60,5%

38,9%

Phải thu dài hạn

71

0,3%

235,5%

Tài sản cố định hữu hình

5.382

25,6%

20,3%

Bất động sản đầu tư

222

1,1%

-4,6%

Tài sản dở dang dài hạn

1.142

5,4%

9,8%

Đầu tư tài chính dài hạn

4.264

20,3%

145,2%

Tài sản dài hạn khác

1.613

7,7%

-1,3%

Tổng cộng tài sản

20.998

100,0%

21,8%

Nợ phải trả

12.517

59,6%

34,9%

Nợ ngắn hạn

8.711

41,5%

27,6%

Nợ dài hạn

3.805

18,1%

55,0%

Vốn chủ sở hữu

8.481

40,4%

6,5%

Đầu tháng 10 này, cái tên Gelex được nhắc đến nhiều do có liên quan tới vụ việc nước sinh hoạt lấy từ sông Đà nhiễm dầu bẩn, làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng vạn người dân thủ đô. 

Cụ thể, Gelex sở hữu 100% vốn của Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (Gelex Energy), Gelex Energy lại sở hữu cổ phần chi phối 60,64% của Công ty cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà (Viwasupco - Mã: VCW).

Chia sẻ với báo Lao Động về việc lãnh đạo công ty Viwasupco chậm trễ trong xin lỗi người dân và có một số phát ngôn bị cho là chưa phù hợp, ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch kiêm CEO của Gelex nói:

"Việc xin lỗi là việc rất nhỏ thôi, xin lỗi không thì dễ quá ai chẳng làm được. Còn chúng tôi sau khi xử lí nước sạch trở lại xong, chúng tôi không những xin lỗi mà còn xin chịu trách nhiệm. Tôi cam kết sẽ phối hợp cùng các đơn vị phân phối nước để làm các việc tốt nhất cho người dân".

Kiên Dương

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.