|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

VEAM, BSR có bước tiến mới trong chuyển sàn

15:16 | 08/07/2024
Chia sẻ
Các công ty vốn hóa lớn như VEAM Corp, BSR đang đẩy nhanh việc xử lý các vướng mắc cuối cùng về kiểm toán để thực hiện cam kết niêm yết cổ phiếu, có triển vọng lọt rổ chỉ số tốt nhất VN30.

Niêm yết có tiến triển

 

Năm 2018, Tổng Công ty Máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM Corp - Mã: VEA) lần đầu tiên đưa vấn đề niêm yết cổ phiếu ra lấy ý kiến tại kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, nhưng sau 6 năm đây vẫn là "câu chuyện trên giấy".

Tại kỳ họp cổ đông tháng 6/2024, cổ đông VEAM Corp tiếp tục thông qua việc thực hiện kế hoạch chuyển sàn cho cổ phiếu VEA nhưng vẫn để ngỏ ẩn số bởi không nêu rõ thời điểm và chuyển niêm yết sang sàn nào.  

Lãnh đạo doanh nghiệp nói việc niêm yết cổ phiếu là mục tiêu dài hạn và kiên trì để đạt mục tiêu đó trong thời gian tới. Công ty trước mắt cần thời gian để giải quyết, xử lý các vướng mắc liên quan.

Thực tế, trên báo cáo tài chính từ 2012 đến nay, kiểm toán viên đã nhiều lần đưa ra ý kiến ngoại trừ và là nguyên nhân chính đẩy cổ phiếu VEA vào diện cảnh báo.

Vấn đề kiểm toán Giá trị Giải trình
Chưa đánh giá được khả năng thu hồi các khoản phải thu quá hạn thanh toán.  44 tỷ đồng Là nợ phải thu công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo và Viện Công nghệ. Khách hàng vẫn đang thực hiện thanh toán nên chưa đủ cơ sở trích lập dự phòng. 
Chưa đánh giá khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho trong hàng tồn kho tồn đọng, chậm luân chuyển.  107 tỷ đồng Hàng tông kho ứ đọng thời kỳ công ty TNHH. Thời điểm lập báo cáo chưa khảo sát sản phẩm cùng loại để có cơ sở đánh giá.
Không đánh giá được khả năng thu được lợi ích kinh tế trong tương lai liên quan đến chi phí treo chờ xử lý (đang được phản ánh trên mục chi phí trả trước và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang)   453 tỷ đồng Là chi phí trả trước dài hạn tại công ty Matexim liên quan đến nhà máy sắt xốp. Nhà máy đã dừng sản xuất và Matexim đang cơ cấu đầu ra. Việc tăng vốn Matexim đúng quy định. 

Trong báo cáo gần nhất 2023, phía kiểm toán đưa quan điểm ngoại trừ cho 3 vấn đề chính là Chưa đánh giá khả năng thu hồi đối với các khoản phải thu đã quá hạn thanh toán, Khoản trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và một số khoản chi phí treo lại chờ xử lý.

Theo đánh giá của SSI Research, VEAM đã có tiến triển đáng kể trong việc giải quyết các ý kiến kiểm toán ngoại trừ trong vài năm qua, đây là một bước tiến quan trọng hướng tới việc đáp ứng các yêu cầu để được niêm yết trên sàn HOSE. 

Chẳng hạn, số dư khoản phải thu quá hạn chưa đánh giá khả năng thu hồi giảm từ 166 tỷ xuống còn 44 tỷ trong một năm, hay giá trị hàng tồn kho tồn đọng/chậm luân chuyển trong năm qua cũng giảm từ 124 tỷ xuống 107 tỷ đồng. 

Kế hoch chuyn sàn cũng đưc Lọc hóa dầu Bình Sơn (Mã: BSR) quyết tâm thc hin t rt lâu. Hin ti, kh năng chuyn sàn đang tr nên rõ ràng hơn khi công ty d kiến nhn đưc quyết đnh ca tòa v th tc phá sn cho công ty Nhiên liu Sinh hc Min Trung (BSR-BF).

BSR đã làm th tc phá sản gi lên tòa từ tháng 2/2024. Chứng khoán BIDV (BSC) k vng trong khong quý III công ty s nhn đưc quyết đnh ca tòa, khi thi gian x thưng mt 4 đến 6 tháng.

BSR sắp đáp ứng điều kiện cuối cùng để chuyển sàn giao dịch. Nguồn: BSC. 

Vic đ BSR-BF phá sn s giúp BSR x lý vưng mc cui cùng trong 9 điu kin chuyn sàn "Không có các khon n phi tr quá hn trên 1 năm", t đó giúp kh năng chuyn sàn đưc tăng cao hơn.

C phiếu BSR đưc niêm yết s giúp nâng cao tính minh bch ca công ty và tăng kh năng tiếp cn các nhà đu tư ln (c trong và ngoài nưc). Không ch vy, BSC cho rng vic niêm yết trên HOSE còn giúp c phiếu có th lt vào ch s VN30 khi chuyn sàn.

Có khả năng lọt rổ VN30

Thực tế không chỉ có VEAM và BSR đang lên kế hoạch niêm yết mà nhiều doanh nghiệp quy mô lớn trên UPCoM cũng có kỳ vọng tương tự, đáng kể như Masan Consumer (Mã: MCH), Viettel Global (Mã: VGI), Tổng công ty Cảng hàng không (Mã: ACV). 

Trong đó, lãnh đạo ACV gần đây nói chưa thể niêm yết cổ phiếu do trên báo cáo tài chính vẫn còn ý kiến kiểm toán quyết toán cổ phần hóa và tài sản khu bay, đang chờ ý kiến các cơ quan có thẩm quyền.  

Công ty đang hoàn tất hồ sơ quyết toán cổ phần để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sẽ thực hiện thủ tục và niêm yết khi đủ điều kiện, vấn đề này theo lãnh đạo doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng. 

Đại diện Viettel Global cũng nói với cổ đông rằng chưa thể chuyển sàn do tổng công ty cần giải quyết các vấn đề bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ trên báo cáo tài chính, như khoản đầu tư và khoản phải thu Viettel Cameroon S.A.R.    

Hay tại kỳ họp cổ đông hồi tháng 4, Masan Consumer đặt mục tiêu niêm yết toàn bộ cổ phiếu MCH đang lưu hành lên sàn HOSE, lộ trình niêm yết cụ thể vẫn chưa được công bố.  

 Các cổ phiếu vốn hóa lớn như ACV, BSR có khả năng cao lọt rổ VN30 nếu niêm yết thành công. Ảnh: HH.

Đây là những mã chứng khoán được kỳ vọng làm thay đổi lớn chất lượng hàng hóa trên HOSE bởi đến từ các ngành sản xuất và dịch vụ, nhất là sẽ cân bằng lại tỷ trọng trong rổ chỉ số VN30 khi đang có nhiều cổ phiếu ngân hàng và bất động sản. 

Theo đánh giá của BSC Research, cổ phiếu BSR nếu được niêm yết đủ 6 tháng trên HOSE có kh năng ln lt vào ch s VN30 do đáp ng điu kin v t l free-float, thanh khon, khi lưng và giá tr giao dch; đồng thời có vn hóa trung bình 12 tháng gn nht  v trí 19 so vi danh sách VN30 hiti (các v trí  mc 20 tr lên luôn đưc chn vào r VN30).  

Trường hợp tương tự là cổ phiếu ACV với giá trị vốn hóa cao thứ ba toàn thị trường và thanh khoản cao.Trong khi VGI không đáp ứng tiêu chí free-float và MCH không đáp ứng về tiêu chí khối lượng giao dịch nên khó lọt VN30 nếu được niêm yết. 

BSC Research đánh giá nếu rổ VN30 có thêm các cổ phiếu thuộc nhóm ngành mới sẽ giúp chỉ số này tăng thêm tính đa dạng, tránh việc bị phụ thuộc quá lớn vào hai nhóm ngành ngân hàng, bất động sản; đồng thời cũng tăng tính hấp dẫn hơn cho chỉ số VN30. 

Ở góc độ khác, nhà điều hành cũng cần sớm ban hành các bộ quy tắc chỉ số mới cập nhật sát với diễn biến thị trường, các doanh nghiệp cũng cần sớm nâng cao tiêu chuẩn để niêm yết trên HOSE.

Huy Lê