|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

TS Phạm Sỹ Thành: Nếu Samsung sang Mỹ đầu tư sẽ tạo lỗ hổng lớn cho tăng trưởng kinh tế VN

10:47 | 12/07/2018
Chia sẻ
Mỹ đưa sắc lệnh các công ty nước ngoài lớn trong đó có Samsung phải đầu tư tại quốc gia này mới được hưởng ưu đãi thuế. “Trong trường hợp Samsung chuyển sang Mỹ, điều này sẽ tạo lỗ hổng lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, TS Phạm Sỹ Thành nói.
ts pham sy thanh neu samsung chuyen sang dau tu o my se tao lo hong lon cho tang truong kinh te vn Chiến tranh thương mại 'khởi động' cho khủng hoảng tài chính
ts pham sy thanh neu samsung chuyen sang dau tu o my se tao lo hong lon cho tang truong kinh te vn Mỹ công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc chịu thuế quan mới

Theo TS Phạm Sỹ Thành, giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Đại học Quốc gia Hà Nội, khi Mỹ bảo vệ lợi ích của mình thì các nước khác cũng sẽ có động thái tương tự để bảo vệ lợi ích của họ. Điều này sẽ tạo ra làn sóng trả đũa và chủ nghĩa bảo hộ thương mại với quy mô lớn.

ts pham sy thanh neu samsung chuyen sang dau tu o my se tao lo hong lon cho tang truong kinh te vn
TS Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, Đại học Quốc gia Hà Nội

Đặc biệt, Tổng thống Donald Trump có vẻ không thích các chính sách thương mại đa phương. Ông cảm thấy các chính sách này không mang lại nhiều lợi ích trong thời điểm hiện tại. Vì vậy, ông đang cố gắng rút ra khỏi các hiệp định đa phương càng nhiều càng tốt và đưa các mối quan hệ trở về song phương.

"Điều này khiến các thể chế thương mại dựa trên nền tảng của các hiệp định đa phương sẽ bị lung lay, đưa "cuộc chơi" trở về dạng tay đôi. Lẽ đương nhiên trong các cuộc đàm phán song phương giữa một nước lớn và một nước bé, phần thiệt sẽ thuộc về nước bé hơn", TS Thành nói.

Căng thẳng thương mại sẽ làm tồn hại đến sự phục hồi kinh tế toàn cầu. Năm ngoái, tăng trưởng thương mại toàn cầu đạt khoảng 4,7% nhưng năm nay mức dao động rất lớn từ 3,1% đến 5,5%. Các chuyên gia dường như không biết chắc được cuộc căng thẳng thương mại này đi đến đâu và kéo dài trong bao lâu. Trong trường hợp kịch bản tăng trưởng chỉ 3,1% xảy ra, tác động tiêu cực sẽ lan tỏa rất lớn đặc biệt là đối với những nước có độ mở kinh tế lớn cao như Việt Nam.

Chiến tranh thương mại còn dẫn tới sự thay đổi chuỗi sản xuất toàn cầu. Chỉ cần chính sách của một nước lớn thay đổi, các tập đoàn cũng sẽ thay đổi theo để thích ứng. Chẳng hạn như tập đoàn gia công iPhone lớn nhất cho Apple tại Đài Loan là Foxcom đã chuyển hướng đầu tư hàng tỷ USD sang Mỹ - một làn sóng đầu tư ngược.

Tại Việt Nam, kịch bản Samsung chuyển sang đầu tư ở Mỹ cũng sẽ là một tổn thất lớn, ông Thành nhận định. Theo đó, nhân công của Samsung tại Việt Nam là 100.000 người, chiếm tới 1/3 tổng nhân công của tập đoàn này trên toàn cầu. Sản lượng tại Việt Nam cũng chiếm tới 50% tổng sản lượng của Samsung, đóng góp rất lớn cho xuất khẩu. Trong khi đó, Mỹ lại đưa sắc lệnh các công ty nước ngoài lớn trong đó có Samsung phải đầu tư tại quốc gia này mới được hưởng ưu đãi thuế. “Trong trường hợp Samsung chuyển sang Mỹ, điều này sẽ tạo lỗ hổng lớn cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, TS Thành nói.

Xét về mặt hàng bị đánh thuế, TS Phạm Sỹ Thành cho rằng Mỹ đứng ở vị thế chủ động hơn khi đánh vào mặt hàng mang tính chiến lược, hàm lượng công nghệ cao như big data (dữ liệu lớn), bán dẫn, công nghệ 4.0. Mỹ cho rằng bằng việc Trung Quốc yêu cầu các công ty Mỹ chuyển giao công nghệ và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nước này sẽ phát triển hơn trong 10 năm tới trong khi Mỹ lại không muốn điều này xảy ra.

“Vì vậy, đây mới là mục đích chính của việc đánh thuế của Mỹ chứ không đơn thuần thu về vài tỷ USD”, TS Thành nhận định.

Còn đối với Trung Quốc, nước này chỉ đánh vào các mặt hàng mang tính chính trị như đậu tương, cao lương vì vậy tác động răn đe chỉ trong ngắn hạn.

Đối với Việt Nam, TS Thành cho rằng về ngắn hạn nước ta ít chịu tác động từ căng thẳng này vì các ngành Mỹ trừng phạt Trung Quốc đều không phải là ngành mà Việt Nam tham gia xuất khẩu hàng hoá đầu vào nhiều sang Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam nằm cuối trong chuỗi sản xuất nên tác động tiêu cực cũng được giảm nhẹ.

Nhưng về dài hạn, Việt Nam sẽ chịu sức ép lớn từ Mỹ về vấn đề cán cân thương mại. Cách đây vài hôm Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nhấn mạnh rằng Tổng thống Donald Trump hy vọng Việt Nam sẽ cải thiện mối quan hệ thương mại bất bình đẳng giữa Mỹ và Việt Nam.

“Điều này hàm ý rằng những gì xảy ra với Trung Quốc cũng có thể xảy ra với Việt Nam. Đây cũng sẽ là bước tiếp theo để các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là Bộ Công Thương cần chuẩn bị trong thời gian tới”, ông Thành nhận định.

Xem thêm

Đức Quỳnh