|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chiến tranh thương mại 'khởi động' cho khủng hoảng tài chính

20:56 | 11/07/2018
Chia sẻ
Đây là nhận định của chuyên gia Mark Mobius, nhà quản lý quỹ đầu tư vào các thị trường mới nổi kiêm nhà sáng lập Mobius Capital Partners.
chien tranh thuong mai khoi dong cho khung hoang tai chinh
Ông Mark Mobius. (Ảnh: Bloomberg)

Theo Bloomberg, ông Mark Mobius cho rằng sẽ còn nhiều điều tệ hơn đến sau việc Mỹ khởi động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Trong số này có chuyện chứng khoán các thị trường mới nổi hạ tiếp 10% và khủng hoảng tài chính thế giới.

“Không nghi ngờ gì về việc sớm muộn chúng ta sẽ có khủng hoảng tài chính, vì chúng ta phải nhớ rằng mình đang bước ra khỏi giai đoạn tiền tệ dễ dàng. Các doanh nghiệp phụ thuộc vào tiền tệ rẻ sẽ chịu áp lực để có thể tiếp tục”, nhà đầu tư kỳ cựu về các thị trường đang phát triển cho biết trong buổi phỏng vấn ở Singapore.

Tín dụng chặt chẽ hơn vì Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bình thường hóa chính sách tiền tệ là điều đè nặng các thị trường mới nổi trong năm nay. Ngoài ra, USD tăng giá và tình hình thương mại xấu đi cũng là vấn đề. Tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ tồi tệ hơn vì Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể không lùi bước trong chuyện đánh thuế, và tác động của lạm phát sẽ đi kèm với lương bổng Mỹ tăng lên trong thời điểm tỷ lệ thất nghiệp ở mức thấp.

chien tranh thuong mai khoi dong cho khung hoang tai chinh
Nhà đầu tư Mark Mobius dự báo cổ phiếu các thị trường mới nổi có thể sẽ còn giảm 10% nữa. (Ảnh: Bloomberg)

Chỉ số MSCI Thị trường mới nổi có thể sẽ giảm thêm 10% từ mức hiện thời từ giờ đến cuối năm nay, ông Mobius dự báo. Chuyên gia này rời Franklin Templeton Investments đầu năm nay để thành lập Mobius Capital Partners. MSCI Thị trường mới nổi đã hạ 16% từ mức cao nhất lập được hồi cuối tháng 1, rơi vào thị trường giảm điểm.

Tiền tệ các nước đang phát triển cũng chịu áp lực. Chỉ số MSCI Tiền tệ thị trường mới nổi giảm khoảng 6% từ mức cao đạt được hồi cuối tháng 3. Điều này buộc nhiều ngân hàng trung ương, từ Thổ Nhĩ Kỳ đến Argentina và Indonesia phải tăng lãi suất để bảo vệ nội tệ.

Chuyện tăng lãi suất là biện pháp sửa chữa trong ngắn hạn, và có thể phản tác dụng với một số nước nợ nhiều. Ông Mobius cho rằng chính phủ các nước cần sắp xếp lại tình hình tài chính để khôi phục niềm tin của giới đầu tư.

Dù dự báo ảm đạm, nhà đầu tư 81 tuổi này cho rằng đợt lao dốc sẽ là cơ hội mua vào. Brazil và Thổ Nhĩ Kỳ có thể hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại vì sự sụt giảm nội tệ. Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam cũng có thể hưởng lợi nhờ lập trường bảo hộ. Theo ông Mobius, ba nước Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam có ngành sản xuất, công nghệ lần lượt hưởng lợi nhiều nhất từ bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.

Xem thêm

Thu Thảo

Danh mục tự doanh 11 tỷ USD của các CTCK đang phân bổ như thế nào?
Giá trị tự doanh toàn ngành chứng khoán đã vượt mức 11 tỷ USD tại cuối 2024. Đa số các công ty ghi nhận FVTPL chiếm tỷ trọng lớn nhất cơ cấu mảng tự doanh. Trong khi đó, MBS, ACB chủ yếu phân bổ tại HTM, còn Vietcap, TBCS tiếp tục ghi nhận phần lớn ở khoản AFS.