|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Chiến tranh với Mỹ, Trung Quốc quay sang 'làm thân' với EU

12:10 | 10/07/2018
Chia sẻ
Theo CNBC, Trung Quốc đang tìm đến Liên minh châu Âu (EU) như một người bạn thân mới trong bối cảnh tranh chấp thương mại với Mỹ.
chien tranh voi my trung quoc tim cach lam than voi eu Nikkei: Việt Nam phải hành động thật nhanh để tránh liên lụy từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc
chien tranh voi my trung quoc tim cach lam than voi eu Trung Quốc sẽ hoàn thuế cho đậu nành nhập khẩu từ Mỹ với mục đích dự trữ quốc gia

Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã gặp các nhà lãnh đạo miền Đông và Trung châu Âu ở Sofia, Bulgaria, hôm thứ Bảy (7/7), và hứa sẽ mở cửa nền kinh tế cho thế giới. Ông Lý Khắc Cường cũng gặp mặt Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Hai (9/7) và trong tuần tới tại Bắc Kinh, ông sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc.

"Mở cửa nền kinh tế là động lực chính của chương trình cải cách của Trung Quốc, vì vậy chúng tôi sẽ tiếp tục mở cửa hơn với thế giới, gồm mở rộng việc tiếp cận thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các quốc gia được hoan nghênh để chia sẻ cơ hội phát triển của Trung Quốc”, ông Lý Khắc Cường cho biết.

Các phát biểu của ông Lý Khắc Cường được đưa ra sau một đợt tăng thuế quan khác của Mỹ đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc, có hiệu lực hôm 6/7 và trị giá tới 34 tỷ USD. Chính quyền Bắc Kinh đã trả đũa với mức giá trị tương tự. Cũng trong tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đe dọa sẽ áp thuế bổ sung lên 500 tỷ USD giá trị hàng hóa Trung Quốc. Ông Trump tin rằng việc tăng thuế đối với hàng hóa nhập khẩu sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.

Trung Quốc đã rót hàng tỷ euro vào đường bộ, đường sắt, cảng và các dự án cơ sở hạ tầng khác ở các quốc gia phía Đông và Trung châu Âu.

Về mặt thương mại, Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của EU. Giá trị giao dịch trung bình giữa Trung Quốc và EU vượt 1,18 tỷ USD/ngày.

Trả lời phỏng vấn của CNBC vào tháng trước, ông Jyrki Katainen, Phó Chủ tịch của Ủy ban châu Âu, xác nhận rằng Trung Quốc và EU đang tiến hành các bước tiếp theo để ký một thỏa thuận đầu tư.

“Chúng tôi đã quyết định trong một vài tuần tới, EU và Trung Quốc sẽ trao đổi các đề xuất tiếp cận thị trường về thỏa thuận đầu tư”, ông Katainen cho biết tại Bắc Kinh. Điều này dự kiến sẽ diễn ra trong hội nghị thượng đỉnh vào tuần tới.

chien tranh voi my trung quoc tim cach lam than voi eu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp Thủ tướng Đức Angela Merkel tại Tòa nhà Quốc hội, Bắc Kinh. ẢNh: Reuters.

Nghi ngờ về khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại lớn

Mặc dù có những nỗ lực rõ ràng từ Trung Quốc và châu Âu, các nhà phân tích vẫn hoài nghi về cơ hội đạt được một thỏa hiệp đáng kể về thương mại.

"Trung Quốc và EU có thể đạt được các thỏa thuận nhỏ, nhưng điều đó không giải quyết được vấn đề của họ", ông Daniel Lacalle, Giám đốc kinh tế và đầu tư tại Tressis Gestion, nhận định.

“Cả Trung Quốc và EU đều có năng lực sản xuất công nghiệp dư thừa mà họ rất cần xuất khẩu sang Mỹ. Không ai trong số họ có đủ nhu cầu nội địa để giải quyết vấn đề dư thừa và cả hai đều có vấn đề về cấu trúc”, ông nói thêm.

Trong khi ông Francesco Filia, Giám đốc điều hành của Fasanara Capital, nhấn mạnh các quan điểm chính sách khác nhau giữa 28 quốc gia thành viên EU sẽ ngăn chặn khối kinh tế thành lập một liên minh với Trung Quốc để chống lại Mỹ.

"Trong khi Trung Quốc sử dụng một chính sách quyết đoán, EU sẽ bị nhấn chìm trong các tranh chấp nội bộ về vấn đề này, khi các chương trình nghị sự chính trị của các quốc gia thành viên can thiệp vào", ông Filia cho biết.

Mặc dù Ủy ban châu Âu (EC) có thể đối phó với chính sách thương mại với các đối tác nước ngoài, họ phải tuân theo các hướng dẫn các quốc gia thành viên cung cấp. Tuy nhiên, 28 quốc gia thường xuyên có quan điểm khác nhau về cách thức tiến hành chính sách thương mại.

Xem thêm

Lyly Cao