Trước khi quyết định khởi nghiệp trong năm 2021, đừng quên 10 nguy cơ này
Theo Entrepreneur, mỗi ngày có hàng triệu người trên thế giới mơ ước được khởi nghiệp và thành công. Hãy là ông chủ của chính mình, làm việc bất cứ khi nào muốn và ngồi lại thư giãn sau khi đã giao hết công việc cần hoàn thành cho nhân viên.
Một viễn cảnh ngọt ngào nhưng tất nhiên, không dễ dàng! Ngay cả khi công nghệ đã mang cơ hội kinh doanh tới ngay trên lòng bàn tay, khởi nghiệp vẫn là lựa chọn đầy thách thức và nguy hiểm.
Dù bạn lựa chọn là một chủ shop online ngoài giờ hành chính hay một giám đốc công ty tư nhân, việc cân bằng và duy trì được dự án kinh doanh độc lập không bao giờ dễ dàng. Trước khi đưa ra quyết định khởi nghiệp trong năm 2021, hãy cân nhắc 10 nguy cơ dưới đây và tự hỏi liệu bạn đã sẵn sàng để đương đầu hay đủ tiềm lực để giải quyết hay chưa.
1. Không có thu nhập ổn định
Tất cả các doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ, đều phải tái đầu tư vốn để tăng trưởng và có thể mất vài tháng, nếu không phải là nhiều năm để có thể tạo ra nguồn thu nhập ổn định.
Vì vậy, nếu bạn chưa thể tiết kiệm tối thiểu 6 tháng thu nhập bình quân trước khi nhảy vào thương trường thì hãy dè chừng. Luôn phải lập kế hoạch cho những điều bất ngờ vì bạn sẽ phải cắt giảm những nhu cầu thiết yếu và sống tối giản cho đến khi dự án kinh doanh thực sự sinh lãi. Bạn có thể coi cách làm này là quá quyết liệt nhưng rồi bạn sẽ thấy biết ơn một ngày nào đó!
2. Kiểm soát dòng tiền
Nếu dòng tiền của bạn chỉ phụ thuộc vào thu nhập từ bán sản phẩm hoặc dịch vụ, vậy điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng không thanh toán hóa đơn đúng hạn? Bạn có đủ vốn để trang trải các chi phí phát sinh hàng ngày hay những trường hợp bất trắc?
Hãy chuẩn bị sẵn một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ và vốn cơ bản trước khi khởi nghiệp. Thực hiện nghiên cứu tỉ mỉ để đảm bảo khách hàng đáng tin cậy cũng như kiểm soát được nguồn chi phí phát sinh không chỉ trong hoạt động hàng ngày mà còn sự cố, mất khách hàng, chi phí pháp lí, thay đổi thị trường, cải tiến công nghệ, v.v.
3. Nhu cầu thị trường đối với sản phẩm / dịch vụ của bạn
Thị trường có thể thay đổi rất nhanh chóng và bạn phải có sẵn một kế hoạch đủ linh hoạt để thay đổi tổ chức nhằm thích nghi sớm nhất. Nếu bạn bán xà phòng sữa dê nhưng đột nhiên, xu hướng yêu thích sản phẩm không có nguồn gốc động vật ập đến thì hãy là người đầu tiên đưa ra thị trường xà bông hoa oải hương.
Đa dạng hóa sản phẩm/ dịch vụ có thể là chìa khóa đảm bảo rằng mọi thay đổi của thị trường không thể phá hoại doanh nghiệp. Kế hoạch kinh doanh cũng nên có chiến lược rút lui, đặc biệt là với các sản phẩm có tính thời vụ cao.
4. Thời gian
Là chủ doanh nghiệp, thời gian của bạn nhanh chóng bị nuốt chửng bởi bạn là chìa khóa cho tất cả các khâu bao gồm ý tưởng, tiếp thị, bán hàng, tìm kiếm khách hàng tiềm năng, giờ đóng cửa, v.v. Bạn chịu trách nhiệm về mọi chi tiết, từ pháp lí đến quyết định ra mắt hay hủy sản phẩm, và bạn sẽ nhanh chóng bị choáng ngợp, trở nên kiệt sức.
Đừng bao giờ quên thời gian dành cho chính mình để thư giãn. Một khoảng thời gian nhất định vào cuối ngày tắt điện thoại di động và đóng máy tính xách tay để tập trung vào bản thân và gia đình sẽ xây dựng hậu phương vững chắc cho bạn về mặt tinh thần.
5. Sức khỏe
Không giống như làm nhân viên, bạn không còn có thể gọi cho sếp để xin nghỉ ốm và mong đợi công việc kinh doanh vẫn diễn ra bình thường. Khi bạn làm chủ, không có bạn đồng nghĩa với không có công ty. Kiệt sức, căng thẳng và bệnh tật là những trở ngại mà mọi doanh nhân phải đối mặt.
Đốt ngọn nến ở cả hai đầu ban đầu có thể thúc đẩy công việc kinh doanh nhưng bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra rằng mất ngủ, đau đầu và kiệt sức có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình suy nghĩ, ý tưởng và tính khí của bạn, từ đó, khiến công việc kinh doanh của bạn về lâu dài gặp bất lời. Điều quan trọng là phải luôn dành thời gian chăm sóc bản thân vì chỉ bạn khỏe mạnh thì bạn mới phát triển được một doanh nghiệp khỏe mạnh.
6. Nhân viên
Là một doanh nhân mới, bạn có thể sẽ không có số vốn đầu tư ban đầu cần thiết cho một nhóm lớn nhân viên và điều quan trọng là bạn phải tự tìm hiểu tất cả hoặc tìm và thuê một nhóm nhỏ người phù hợp với mục tiêu và năng lực bản thân.
Thực hiện nghiên cứu về thị trường lao động hiện tại, đặt những câu hỏi phức tạp và đừng ngại tuyển dụng nhân viên thử việc với thời hạn đặt trước cho các dự án để đảm bảo ứng viên phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Bạn cần những người có cùng tầm nhìn kinh doanh và nếu nhóm có quy mô nhỏ, một nhân viên sai có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thời hạn và mục tiêu chung.
Hãy chuẩn bị khởi động nếu cần và tin tưởng vào bản năng của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lí trí để nhận ra khi nào đội nhóm không thể phối hợp và tiến hành khắc phục.
7. Các mối quan hệ
Trở thành ông chủ của chính mình là một cơ hội thú vị! Thật không may, nhiều công ty khởi nghiệp thất bại ngay trong năm đầu tiên bởi thị trường thay đổi, thiếu khách hàng và bạn có thể phải đối mặt với phá sản, chướng ngại pháp lí và một số trường hợp bất khả kháng khác gây ra rất nhiều căng thẳng về tinh thần và thể chất.
Hãy chuẩn bị cho những thất bại và căng thẳng bằng cách xây dựng những hệ thống hỗ trợ, người cố vấn và các kế hoạch giúp bạn cảm thấy hạnh phúc trong thời gian cố gắng vận hành doanh nghiệp.
Bạn đã tính đến hệ thống hỗ trợ của mình chưa? Bạn đã có ai đó để lắng nghe, động viên và cổ vũ khi gặp khó khăn?
8. Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh
Mọi doanh nghiệp đều có đối thủ cạnh tranh và bạn phải thận trọng trong việc tìm hiểu thông tin này để bảo vệ doanh nghiệp của mình. Chi phí pháp lí liên quan đến quyền sở hữu và trí tuệ nên được đầu tư sớm nhất vì những kẻ sao chép ngoài kia rất nhiều. Từ thương hiệu, thiết kế, v.v. cho đến các chiến dịch quảng cáo đều có thể bị sao chép rất nhanh.
9. Rủi ro khi vận hành
Hệ thống công nghệ thông tin, chuỗi cung ứng, lưu trữ hồ sơ, phòng chống gian lận, bảo trì hệ thống, v.v., tất cả đều có rủi ro khi vận hành và bạn càng bỏ bê từng hệ thống, nguy cơ một hoặc nhiều hệ thống bị lỗi càng cao. Ví dụ, việc lưu trữ hồ sơ phải được thực hiện chính xác và nhất quán để tránh những sai sót có thể khiến doanh nghiệp thiệt hại hàng chục triệu đồng chi phí khắc phục hoặc tiền phạt.
Để giảm thiểu rủi ro trong vận hành, bạn có thể thuê một nhóm quản lí rủi ro để đảm bảo duy trì hệ thống và hoạt động nội bộ được an toàn. Đồng thời, luôn dành thời gian để theo dõi và đánh giá nhân viên định kì nhằm đảm bảo bạn có đúng người cho công việc phù hợp.
10. Gia đình
Sự hy sinh là điều cần thiết trong kinh doanh. Đôi khi bạn phải từ bỏ một thứ để có được thứ quan trọng hơn. Gia đình chính là thứ không ai muốn hi sinh nhưng thường lại chính là thứ đầu tiên chúng ta phải từ bỏ. Việc cố gắng cân bằng giữa khởi nghiệp và chăm sóc gia đình trong giai đoạn khởi nghiệp hầu như là bất khả thi.
Hãy chia sẻ với các thành viên trong gia đình về kế hoạch khởi nghiệp của bạn để tất cả mọi người có thể thấu hiểu, động viên bạn trong những chuyến đi xa triền miên hay những giờ làm việc miệt mài. Ngoài ra, phụ huynh cũng có thể là những cố vấn tài chính siêu hạng cho các doanh nghiệp nhỏ!
Tóm lại, khởi nghiệp không phải lựa chọn dễ dàng và để tồn tại, bạn cần có một kế hoạch kinh doanh chặt chẽ, hiểu và kiểm soát được các nguy cơ hàng ngày, xây dựng đội ngũ hỗ trợ có kiến thức vững chắc, để giảm thiểu tối đa nguy cơ thất bại.
Sau khi nắm rõ các thách thức kể trên, lựa chọn khởi nghiệp trong năm 2021 đang nằm trong tay bạn!