|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Trái ý cổ đông lớn, Uber mở rộng sang Nhật, Singapore

18:09 | 01/02/2018
Chia sẻ
Giữa lúc báo giới đưa tin Uber có thể rút khỏi một số thị trường châu Á thì hãng lại công bố kế hoạch mở rộng kinh doanh sang Nhật Bản và Singapore.

Hôm 1/2, ông Brooks Entwistle, giám đốc điều hành hoạt động của Uber ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tiết lộ với Deal Street Asia rằng Nhật Bản và Singapore là hai thị trường mà Uber sẽ mở rộng kinh doanh với cơ chế đặt xe nhanh hơn và cước phí thấp hơn so với những thị trường khác. Ông khẳng định Uber không có ý định rút khỏi châu Á sau khi tập đoàn viễn thông SoftBank rót vốn vào hãng như dự đoán của nhiều người.

uber mo rong sang nhat singapore giua tin don rut khoi dong nam a
Uber lên kế hoạch mở rộng sang Nhật Bản và Singapore bằng cách liên kết với taxi truyền thống. Ảnh: Uber

"Tôi đã nhận chỉ thị là tiếp tục điều hành và phát triển kinh doanh ở châu Á và tôi đang thực thi mệnh lệnh ấy. Nhật Bản là sẽ là trọng tâm lớn của Uber trong năm 2018. Đó là một trong những thị trường taxi lớn nhất thế giới mà Uber chưa khai phá. Uber đang đàm phán với nhiễu hãng taxi ở Nhật Bản để có thể hợp tác với từ hai hãng trở lên", Entwistle khẳng định. Theo ông, Uber cũng đang thương lượng với một số hãng cung cấp dịch vụ thanh toán ở châu Á để ký thỏa thuận hợp tác, giống như việc họ liên kết với ví điện tử MoMo ở Việt Nam.

Động thái của Uber có thể gây nên căng thẳng với SoftBank, tập đoàn Nhật Bản vừa mua 15% cổ phần Uber và muốn họ rút khỏi một số thị trường châu Á. Chẳng hạn, ở Đông Nam Á, Uber cạnh tranh với Grab, hãng mà SoftBank cũng nắm cổ phần lớn. Việc Uber rút khỏi Đông Nam Á sẽ giúp cả hai hãng tiết kiệm tiền và tăng lợi nhuận cho Uber trước khi họ phát hành cổ phiếu lần đầu vào năm 2019. Một số nguồn tin nói với Deal Street Asia rằng Grab đã bắt đầu đàm phán để mua hoạt động của Uber tại Đông Nam Á. Tình trạng cũng tương tự như Ấn Độ, nơi Uber cạnh tranh với Ola, hãng gọi xe trực tuyến do người bản xứ sáng lập và cũng nhận vốn của SoftBank. Một nguồn tin tiết lộ Uber và Ola cũng đã bắt đầu đàm phán về việc Ola mua lại hoạt động của Uber. Tuy nhiên, thương vụ có thể vấp phải sự phản đối của giới chức, bởi nếu Uber đồng ý bán hoạt động cho Ola, hãng sẽ không có đối thủ cạnh tranh ở Ấn Độ.

Đối với Uber, sự rút lui khỏi châu Á sẽ giảm phạm vi hoạt động. Nếu họ rút khỏi Ấn Độ, Indonesia, lợi nhuận sẽ tăng ngay lập tức, nhưng họ sẽ hy sinh tăng trưởng dài hạn. Tổng giám đốc Uber, ông Dara Khosrowshahi, từng nói hãng sẽ tiếp tục mở rộng thị trường trong năm 2018, bởi ông muốn Uber xuất hiện ở mọi nơi và phục vụ mọi người. "Một trong những sức mạnh nền tảng của Uber là phạm vi toàn cầu mà chúng tôi có. Tôi muốn Uber trở thành thương hiệu toàn cầu", ông từng nói như vậy với tổng biên tập Bloomberg tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sĩ.

Khosrowshahi từ chối bình luận về ảnh hưởng của SoftBank đối với hãng. Tuy nhiên, SoftBank chỉ nắm hai ghế trong hội đồng quản trị của Uber nên không thể chi phối các quyết định của công ty. Người điều hành Uber sẽ tới châu Á trong tháng 2 để gặp các nhà lãnh đạo chính quyền và doanh nghiệp ở hai nước.

Kim Cương

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.