|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Trái với quan điểm của ông Trump, IMF cho rằng Trung Quốc không thao túng tiền tệ

08:49 | 10/08/2019
Chia sẻ
Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận thấy có rất ít bằng chứng cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã cố tình làm giảm giá trị đồng nội tệ của nước này.
1

Quĩ Tiền tệ Quốc tế không nhận thấy nhiều bằng chứng để kết luận Trung Quốc thao túng tiền tệ. (Ảnh: Nikkei Asian Review)

Đây là quan điểm trái ngược với cáo buộc Bắc Kinh thao túng đồng nhân dân tệ  của Chính quyền Tổng thống Trump trong tuần này.

Vào hôm 9/8, trong bài đánh giá hàng năm về nền kinh tế Trung Quốc, IMF nhận định đồng nhân dân tệ nhìn chung vẫn ổn định so với các loại tiền tệ khác. Như vậy, điều này cho thấy PBoC can thiệp rất ít vào đồng nội tệ của Trung Quốc.

Theo Nikkei Asian Revew, đồng nhân dân tệ yếu hơn sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh về giá cho các nhà xuất khẩu Trung Quốc so với các đổi thủ nước ngoài khác.

Vào ngày 5/8, Bộ Tài chính Mỹ đã lần đầu tiên gắn mác kẻ thao túng tiền tệ cho Trung Quốc kể từ năm 1994.

Động thái nói trên được đưa ra sau khi PBoC cho phép đồng nhân dân tệ rơi xuống mức thấp nhất trong 11 năm, đi ngược lại phán quyết hồi tháng 5 của cơ quan này trong việc loại Trung Quốc khỏi danh sách đen.

"Rõ ràng, họ đang thao túng tiền tệ", cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro trả lời tờ CNBC hôm 9/8.

PBoC thiết lập tỉ giá tham chiếu mỗi sáng và cho phép đồng nhân dân tệ dao động trong biên độ +/- 2% so với đồng USD trong ngày hôm đó. PBoC có thể mua hoặc bán tiền tệ, hoặc yêu cầu các ngân hàng thương mại làm như vậy để giữ cho giá của đồng nhân dân tệ không bị dao động quá nhiều.

Khi cho phép đồng nhân dân tệ mất giá, PBoC đã phản ứng với tình hình thực tế của nền kinh tế Trung Quốc.

Nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một phần vì Tổng thống Trump áp thuế 250 tỉ USD lên hàng hóa nước này và áp lực thị trường đang kéo đồng tiền này đi xuống.

Mỹ và Trung Quốc đang bị khóa chặt trong cuộc chiến thuế quan, trong đó Mỹ cáo buộc Trung Quốc trộm cắp bí mật thương mại và buộc doanh nghiệp nước ngoài giao nộp công nghệ nhạy cảm.

12 vòng đàm phán đã không thể kết thúc tình trạng bế tắc trong mối quan hệ giữa hai nước, và phái đoàn Trung Quốc dự kiến sẽ đến Washington vào tháng tới để tiếp tục đàm phán.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Yên Khê

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.