Báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính Mỹ cho biết không đủ cơ sở để gán mác thao túng tiền tệ cho Việt Nam, đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề tỷ giá hối đoái.
Theo ông Michael Kokalari, đồng VND sẽ chịu áp lức tăng giá khi lượng vốn khổng lồ tiếp tục chảy vào trong nước và NHNN không còn tiếp tục các biện pháp "can thiệp ngoại hối" đã làm giảm giá trị của đồng nội tệ trong những năm gần đây.
Bộ Tài chính Mỹ xác định trong giai đoạn năm 2020, không có đủ bằng chứng, dấu hiệu cho rằng Việt Nam thao túng tiền tệ theo quy định của Đạo luật Cạnh tranh và thương mại quốc tế Omnibus năm 1988.
Theo NHNN, Việt Nam tiếp tục nằm trong Danh sách giám sát dù chỉ đáp ứng một tiêu chí về thặng dư thương mại song phương vượt 20 tỉ USD (Việt Nam thặng dư thương mại hàng hóa song phương với Mỹ 47 tỉ USD).
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết chính quyền Tổng thống Trump không có ý định can thiệp vào thị trường đồng USD ngay bây giờ. Tuy nhiên, ông Mnuchin cũng không loại trừ khả năng này trong tương lai.
Hành động Mỹ gắn mác thao túng tiền tệ cho Trung Quốc không chỉ kéo hai nước vào mặt trận thứ ba của cuộc thương chiến, hậu quả tồi tệ nhất chính là các quốc gia khác có thể sẽ bị buộc phải chọn đứng về phe ông Trump hay ông Tập.
Hành động phá giá đồng nhân dân tệ đột ngột của Trung Quốc hồi đầu tuần là một sự thừa nhận từ Bắc Kinh rằng nền kinh tế Trung Quốc cần được giúp đỡ. Đây là một lỗ hổng mà các nhà hoạch định chính sách nước này cố "dìm xuống" trong cuộc tranh chấp thương mại đang leo thang với Mỹ.
Quĩ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận thấy có rất ít bằng chứng cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã cố tình làm giảm giá trị đồng nội tệ của nước này.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, việc Mỹ liệt Trung Quốc vào danh sách nước thao túng tiền tệ không mang nhiều ý nghĩa bởi thực tế, kể từ khi làm Tổng thống, ông Trump đã luôn cáo buộc Trung Quốc sử dụng “vũ khí tiền tệ” để trục lợi ngoại thương.
Ngày 23/7, Trung Quốc đã bác bỏ các cáo buộc của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Bắc Kinh đang thao túng đồng Nhân dân tệ (NDT) để tạo lợi thế cho các nhà xuất khẩu của mình.
Chính quyền tổng thống Donald Trump một lần nữa vẫn chưa nêu tên bất cứ đối tác thương mại lớn nào của họ là nước thao túng tiền tệ trong báo cáo tiền tệ mới nhất.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giải thích thêm về lý do không “dán nhãn” Trung Quốc là nước thao túng tiền tệ, đó là vì Trung Quốc ủng hộ chống lại chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Mỹ đã ngừng cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ, tuy nhiên không quên thúc giục nền kinh tế đứng thứ hai thế giới để tỷ giá nhân dân tệ tăng theo thị trường, đồng thời thắt chặt thương mại giữa hai nước.