|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Top 10 nguồn cung cá ngừ hàng đầu của Pháp nửa đầu năm 2020

23:02 | 16/09/2020
Chia sẻ
Pháp bất ngừ nhập khẩu mạnh cá ngừ từ Đức, đưa nước này lọt top 10 nguồn cung cá ngừ nhiều nhất của Pháp trong nửa đầu năm nay.

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), 6 tháng đầu năm Pháp nhập khẩu trên 327,7 triệu USD cá ngừ từ 19 thị trường khác nhau, giảm 7% so cùng kì 2019.

Ghi nhận top 10 nguồn cung cá ngừ hàng đầu của Pháp nửa đầu năm cho thấy có tới 8 thị trường giảm, chỉ Tây Ban Nha và Đức là tăng.

Cụ thể, cá ngừ Tây Ban Nha vào Pháp tăng gần 21% đạt xấp xỉ 101 triệu USD, giúp nước này duy trì thị phần cung cấp cá ngừ hàng đầu cho Pháp với 31%.

Đáng chú ý, Pháp bất ngừ nhập khẩu mạnh cá ngừ từ Đức tới hơn 660%, đưa nước này lọt top 10 nguồn cung cá ngừ nhiều nhất cho Pháp, đạt 14,6 triệu USD chiếm thị phần gần 5% trong khi cùng kì chỉ có 0,5%.

Cũng trong top 10, cá ngừ Mauritius vào Pháp giảm nhiều nhất trong nửa đầu năm với 54% còn 10,6 triệu USD.

Đồ họa: TV

Đồ họa: TV

Trung Quốc cũng là một thị trường đáng chú ý khi trong kì Pháp tăng nhập khẩu cá ngừ tới 97% đạt hơn 4,5 triệu USD.

Nguồn cung cá ngừ của Pháp từ tháng 1 - 6/2020
(Nguồn: ITC, Đvt: 1.000 USD)
Nguồn cungTháng 1 - 6/2020Tháng 1 - 6/2019↑↓%Tỉ trọng (%)
Tháng 1 - 6/2020Tháng 1 - 6/2019
Tây Ban Nha100.97983.63120,7430,823,7
Seychelles41.67153.725-22,4412,715,2
Bờ Biển Ngà27.98128.110-0,468,58,0
Ecuador24.47034.532-29,147,59,8
Hàn Quốc16.46622.564-27,035,06,4
Đức14.5881.916661,384,50,5
Ghana13.03420.725-37,114,05,9
Mauritius10.59822.843-53,613,26,5
Thái Lan9.51612.486-23,792,93,5
Papua New Guinea7.2439.369-22,692,22,7
Bồ Đào Nha7.0515.60325,842,21,6
Madagascar7.0156.3919,762,11,8
Mexico6.5783.61881,812,01,0
Maldives4.8346.461-25,181,51,8
Indonesia4.7145.656-16,651,41,6
Trung Quốc4.5412.30397,181,40,7
Hà Lan3.6803.3908,551,11,0
Sri Lanka2.7142.760-1,670,80,8
Nes Area2.1783.206-32,060,70,9
Tổng thế giới327.730352.393-7100,0100,0

Xét về chủng loại, Pháp nhập khẩu khác nhiều loại sản phẩm cá ngừ, trong đó cá ngừ chế biến vẫn được ưa chuộng nhiều nhất với kim ngạch hơn 267 triệu USD, chiếm tỉ trọng 82%.

Nhập khẩu sản phẩm cá ngừ của Pháp từ tháng 1 - 6/2020
(Nguồn: ITC, Đvt: 1.000 USD)
HSSản phẩmTháng 1 - 6/2020Tháng 1 - 6/2019↑↓%Tỉ trọng (%)
Tháng 1 - 6/2020Tháng 1 - 6/2019
160414Cá ngừ chế biến267.356281.651-5,0881,679,9
30487Cá ngừ phi lê đông lạnh41.57142.035-1,112,711,9
30342Cá ngừ vây vàng đông lạnh5.1617.333-29,621,62,1
30232Cá ngừ vây vàng tươi sống/ướp lạnh7.18312.648-43,212,23,6
30235Cá ngừ vây xanh tươi/ướp lạnh1.8982.394-20,720,60,7
30231Cá ngừ vây dài/Albacore ướp lạnh/tươi1.1641.778-34,530,40,5
30341Cá ngừ vây dài/ Albacore đông lạnh1.4621.806-19,050,40,5
30233Cá ngừ vằn ướp lạnh/tươi617939-34,290,20,3
30234Cá ngừ mắt to tươi/ướp lạnh49743813,470,20,1
30239Cá ngừ tươi/ướp lạnh273550-50,360,10,2
30349Cá ngừ đông lạnh21818517,840,10,1
30345Cá ngừ vây xanh Thái Bình Dương/Đại Tây Dương đông lạnh10910900,00,0
30194Cá ngừ vây xanh Thái Bình dương/ Đại Tây Dương sống141282-500,00,1
30236Cá ngừ vây xanh phía nam ướp lạnh/tươi1082-87,80,00,0
30343Cá ngừ vằn đông lạnh69512800,00,0
30344Cá ngừ mắt to đông lạnh1157-99,360,00,0
30195Cá ngừ vây xanh phía nam sống01-1000,00,0
Tổng nhập khẩu327.730352.393-7100,0100,0

 

Ánh Dương

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.