|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Tòa bác yêu cầu buộc Vietinbank bồi thường 900 tỷ cho bốn công ty

18:20 | 30/05/2018
Chia sẻ
Khẳng định không có cơ sở buộc Vietinbank bồi thường, tòa cho rằng trách nhiệm này thuộc Huyền Như.
toa bac yeu cau buoc vietinbank boi thuong 900 ty cho bon cong ty Vụ Huyền Như: Luật sư bất ngờ chỉ ra 10 sai lầm pháp lý của bản án sơ thẩm
toa bac yeu cau buoc vietinbank boi thuong 900 ty cho bon cong ty Xét xử 'siêu lừa' Huyền Như: Tòa bác đề nghị triệu tập 5 cựu lãnh đạo Vietinbank

Ngày 30/5, sau ba ngày xét xử, TAND Cấp cao tại TP HCM không chấp nhận kháng cáo của 4 công ty: Chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS), Bảo hiểm Toàn Cầu, Chứng khoán Phương Đông, Đầu tư và thương mại An Lộc. HĐXX tuyên y án sơ thẩm, buộc Huỳnh Thị Huyền Như (40 tuổi, nguyên phó phòng Quản lý rủi ro VietinBank - Chi nhánh TP HCM) bồi thường 885 tỷ đồng cho các công ty này.

Theo tòa, ngay từ đầu Huyền Như đã thể hiện ý thức chiếm đoạt tiền của các công ty khi làm thủ tục mở tài khoản cho họ. Thủ tục mở tài khoản dù hợp pháp nhưng thực tế đã bị đánh tráo. Cô ta đã giả chữ ký, làm phiếu chi giả ngay sau đó để chiếm đoạt tiền...

Các công ty yêu cầu Vietinbank bồi thường, nhưng quá trình điều tra truy tố lại các cơ quan tố tụng không truy tố Như về tội Tham ô tài sản. Án sơ thẩm buộc bị cáo Huyền Như bồi thường cho các công ty là phù hợp, không có cơ sở buộc Vietinbank phải chịu trách nhiệm.

HĐXX cũng giữ nguyên mức án 7 năm tù đối với Võ Anh Tuấn (46 tuổi, nguyên phó giám đốc Vietinbank Nhà Bè, cán bộ văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản vì không có tình tiết giảm nhẹ mới.

Tuấn bị cáo buộc đồng phạm, giúp Như chiếm đoạt 200 tỷ đồng của Công ty Hưng Yên. Tổng hợp với hình phạt trong giai đoạn một của vụ án, Tuấn phải chấp nhận bản án 27 năm tù. Do Công ty Hưng Yên không kháng cáo, nên bản án sơ thẩm có hiệu lực, Như phải liên đới với Tuấn bồi thường số tiền trên cho công ty.

toa bac yeu cau buoc vietinbank boi thuong 900 ty cho bon cong ty
Huyền Như tại tòa hôm nay. Ảnh: Hải Duyên.

Năm 2009-2012, để có tiền trả nợ lãi suất cao do thua lỗ trong việc đầu tư chứng khoán và bất động sản, Như lấy danh nghĩa quyền Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ gặp gỡ nhiều tổ chức cá nhân huy động tiền gửi cho Vietinbank rồi chiếm đoạt.

Cô ta bỏ tiền túi để trả lãi ngoài hợp đồng, phí môi giới để dẫn dụ nhiều cá nhân, đơn vị gửi tiền. Khi họ chuyển tiền vào tài khoản mở tại Vietinbank, Như lập các chứng từ, giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền trên hệ thống trực tiếp chuyển tiền từ tài khoản của khách hàng đi trả nợ cá nhân. Tổng cộng, Như chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng. Trong đó, 5 công ty có tài khoản mở hợp lệ được lãnh đạo của Vietinbank ký duyệt bị chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng.

Tháng 5/2011, Như biết một số công ty ở Hà Nội muốn gửi tiền nên rủ Võ Anh Tuấn ra Hà Nội gặp họ. Gặp đại diện Công ty Hưng Yên, Huyền Như giới thiệu tên là Quyên, nhân viên của Võ Anh Tuấn, đang có nhu cầu huy động vốn cho Vietinbank Nhà Bè.

Sau khi Công ty Hưng Yên đồng ý về số tiền gửi và lãi suất 18- 22% mỗi năm, Như làm giả 8 hợp đồng và phụ lục hợp đồng với công ty này. Chị ta ký giả chữ ký của lãnh đạo Vietinbank chi nhánh Nhà Bè để huy động của Công ty Hưng Yên 537 tỷ đồng.

Nhận được tiền của công ty chuyển tiền vào tài khoản mở tại Vietinbank, Huyền Như làm giả 14 lệnh chi, chữ ký ông Tạ Duy Hùng (Giám đốc Công ty Hưng Yên) trên các lệnh chi đó để chuyển 537 tỷ đồng đến tài khoản của mình để chiếm đoạt. Hiện, Như đã trả cho công ty này được hơn 336 tỷ.

Tương tự, Như đã chiếm đoạt hơn 170 tỷ của Công ty An Lộc; 380 tỷ đồng của Công ty Phương Đông; gần 125 tỷ của Công ty Bảo hiểm Toàn Cầu và gần 210 tỷ của Công ty Cổ phần chứng khoán Saigonbank – Berjaya (SBBS).

Năm 2015, TAND Tối cao tại TP HCM xử phúc thẩm, tuyên phạt Huyền Như án chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. HĐXX cũng chấp nhận kháng cáo của 5 công ty tuyên hủy một phần bản án của TAND TP HCM trước đó, yêu cầu điều tra xét xử lại nhằm làm rõ hành vi Tham ô tài sản của Như (chứ không phải lừa đảo) và vai trò của Tuấn trong việc chiếm đoạt 1.085 tỷ đồng của 5 công ty này. Việc buộc Huyền Như trả số tiền chiếm đoạt cho những công ty này là ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của họ.

Sau hai năm điều tra lại, VKSND Tối cao vẫn giữ nguyên quan điểm truy tố Huyền Như về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản - tức Vietinbank không có trách nhiệm trả nợ cho 5 công ty này.

Hồi tháng 2, TAND TP HCM xử sơ thẩm lần hai, tuyên phạt Như mức án tù chung thân, bồi thường cho 5 công ty hơn 1.085 tỷ đồng. Như chấp nhận bản án này, còn Tuấn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt 7 năm tù.

4 công ty cũng có đơn kháng cáo đề nghị HĐXX phúc thẩm buộc Vietinbank phải trả số tiền Như đã chiếm đoạt. Riêng Công ty Hưng Yên không kháng cáo.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hải Duyên

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.