Báo cáo của Fed về tín dụng và nợ hộ gia đình cho thấy nợ qua thẻ tín dụng đã tăng 17 tỷ USD trong quý II năm nay lên 790 tỷ USD trên cả nước. Đây là quý đầu tiên nợ qua thẻ tín dụng gia tăng sau bốn quý giảm liên tiếp.
Báo cáo công bố ngày 7/5 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy khoản vay tiêu dùng tại Mỹ đã tăng 25,8 tỷ USD trong tháng Ba. Đây là tháng thứ hai liên tiếp số liệu này ghi nhận mức tăng đáng kể và là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi kinh tế Mỹ đang được củng cố.
Với qui mô đạt 1 triệu tỉ đồng, tương đương gần 50 tỉ USD vào cuối năm 2019 và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam vẫn luôn là miếng bánh hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Sóng ngầm vẫn luôn diễn ra trên thị trường này không chỉ giữa các doanh nghiệp nội mà còn có sự tham gia của những Tập đoàn tài chính hàng đầu khu vực.
Người lao động mất việc, bị nợ lương vì dịch bệnh sẽ gián tiếp ảnh hưởng tới thị trường tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam khi những người đi vay bỗng chốc mất khả năng trả nợ.
Do Việt Nam chưa có khung pháp lí cho hoạt động vay ngang hàng, phần lớn doanh nghiệp thường đảm nhận vai trò kết nối giữa người vay và người cho vay, song không thể bảo vệ cả hai bên về pháp lí.
Được mệnh danh là "ông vua" tài chính tiêu dùng với việc chiếm hơn 50% thị phần cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, FE Credit - một thương hiệu của VPBank đã có quá trình phát triển với nhiều điểm nhấn ấn tượng.
Thẻ tín dụng với nhiều hạn mức đa dạng giúp bạn có ngay những gì bạn muốn mua dù có hay không có tiền mặt. Đó là một trong nhiều lí do tiêu biểu để thuyết phục bản thân hài lòng khi sử dụng. Tuy nhiên, cũng không khó để hiểu tại sao chúng ta dễ dàng trở thành một con nợ.
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phát triển và quản lý thị trường cho vay tiêu dùng. Theo Chuyên gia Cấn Văn Lực, không thể bóp nghẹt cho vay tiêu dùng bởi tiềm năng và nhu cầu của nó rất lớn.
Thay vì cho vay bất chấp rủi ro, áp dụng lãi suất cao cắt cổ để thu bộn tiền như trước đây, nhiều công ty tài chính bắt đầu hạ nhiệt tăng trưởng, siết lại quy trình quản lý nội bộ và sàng lọc khách hàng để phát triển theo hướng an toàn hơn.
Theo khảo sát của Financial Times, cho vay tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn ở mức thấp, trong khi tiềm năng của thị trường còn khá lớn với nhu cầu chi tiêu tăng mạnh, số lượng người chưa tiếp cận với dịch vụ tài chính còn nhiều.
Bản chất của dịch vụ cho vay tiêu dùng từ các công ty tài chính là việc cho tín chấp, không có tài sản đảm bảo nên rủi ro là rất lớn. Vì vậy, các công ty tài chính phải không ngừng nỗ lực cải thiện hệ thống quản trị rủi ro để đảm bảo thị trường phát triển lành mạnh.
Báo cáo về Di trú và Phát triển do Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hợp tác quốc tế về người di cư (KNOMAD) thực hiện, cho biết Việt Nam - đất nước được đánh giá xứng đáng vươn tới vị thế “con hổ mới châu Á” - tiếp tục là một trong 10 quốc gia nhận kiều hối lớn nhất trên thế giới.