Sau gần 5 năm hoạt động, vốn điều lệ của công ty đã tăng 7 lần lên 7.328 tỉ đồng. Tổng tài sản của FE Credit tăng lên gấp đôi chỉ sau 3 năm hoạt động và tăng lên gần gấp 3 lần sau 4 năm, từ hơn 23.000 tỉ đồng năm 2015 lên hơn 50.000 tỉ đồng vào cuối năm 2017 và hơn 60.000 tỉ đồng cuối năm 2018.
Với số lượng khách hàng lên tới hơn 10 triệu khách hàng, tương đương hơn 1/10 dân số Việt Nam. FE Credit vượt qua 16 đối thủ khác trong ngành để vươn lên dẫn đầu trong thị trường tài chính tiêu dùng.
* Chiếm 53% so với các đối thủ cùng phân khúc thị trường (không bao gồm mảng cho vay mua ô tô, mua nhà và sửa chữa nhà) - Theo báo cáo của Stoxplus
Năm 2017 và 2018, FE Credit ghi nhận lợi nhuận trước thuế trên 4.000 tỉ đồng, một con số đáng mơ ước ngay cả đối với những ngân hàng thương mại, vượt qua cả những gương mặt lâu đời như Sacombank, TPBank, VIB.
Theo cho biết từ VPBank, vào năm 2018 đã có hơn 16.000 tỉ đồng thu nhập hoạt động được tạo ra từ FE Credit, đóng góp 52% vào tổng thu nhập của toàn ngân hàng.
Chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng với ông Kalidas Ghose - Phó Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc của FE Credit, một vị lãnh đạo người Ấn Độ khá tâm huyết với thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam.
Trước khi được bổ nhiệm chức vụ tại FE Credit, ông Ghose giữ chức Phó Tổng Giám đốc tại VPBank. Ông đã từng nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong các tổ chức tài chính lớn như Citigroup, Prudential và ANZ Bank.
Ông từng là Chủ Tịch và CEO của tập đoàn Citifinancial Corp. Philippines và CEO đầu tiên của Công ty TNHH tài chính Prudential Việt Nam, trước khi đảm nhiệm cương vị Tổng Giám Đốc mảng Ngân hàng bán lẻ và Quản lí Tài chính và Đầu tư cá nhân, Khu vực Mekong.
Ông Kalidas Ghose: FE Credit hiện đang duy trì vị thế dẫn đầu với hơn 50% thị phần tài chính tiêu dùng tại Việt Nam. Đến nay, FE Credit đã phục vụ hơn 10 triệu khách hàng, liên kết với hơn 9.000 đối tác tại hơn 13.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
Ngoài ra, FE Credit còn hợp tác với các đối tác trong ngành dịch vụ tiện ích, viễn thông, ngành bán lẻ và thương mại điện tử để cung cấp các sản phẩm tài chính phù hợp cho tập khách hàng của họ.
FE Credit là một trong những công ty tài chính có số lượng phát hành thẻ tín dụng lớn với 1,7 triệu thẻ đã phát hành trên thị trường.
Ông Kalidas Ghose: Nguyên nhân đầu tiên là FE Credit sở hữu số lượng khách hàng trung thành lớn nhất thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam hiện nay.
Cùng với đó, FE Credit luôn chú trọng phát triển các sản phẩm trên tiêu chí phục vụ nhanh chóng, dễ dàng, tiện lợi và dễ tiếp cận để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Chúng tôi cũng chú trọng việc đào tạo và phát triển con người, giúp gây dựng đội ngũ giàu năng lực. Có thể nói, FE Credit đang sở hữu đội ngũ quản lí đa quốc gia và giàu kinh nghiệm trong ngành và giữ chân được nhân tài gắn bó lâu dài với công ty.
Một lí do khác giúp FE Credit dẫn đầu thị trường là vì chúng tôi không ngừng đầu tư vào công nghệ số và phân tích dữ liệu Big Data giúp tối ưu hóa chiến lược tiếp cận khách hàng, giảm thiểu sự tương tác của con người và thời gian xử lí qui trình thủ tục.
FE Credit là công ty tài chính đầu tiên tại Việt Nam triển khai công nghệ tự động hóa bằng robot, giúp số hóa qui trình cho vay, giảm thiểu sự can thiệp của con người trong khâu xử lí hồ sơ. Qua đó giúp mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng đồng thời hạn chế những trở ngại của mô hình cho vay truyền thống.
Ông Kalidas Ghose: FE Credit luôn đảm bảo qui trình kinh doanh của mình, đặc biệt là qui trình bán hàng được áp dụng những kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới và tuân thủ nghiệm ngặt các chủ trương về hoạt động cho vay minh bạch và có trách nhiệm.
FE Credit tập trung vào việc thiết lập khung quản trị rủi ro chặt chẽ bao gồm chấm điểm tín dụng, thẩm định, cơ chế thu hồi nợ và hệ thống phân tích dữ liệu thông minh giúp tăng trưởng hiệu quả đồng thời vẫn kiểm soát được chất lượng .
Tỉ lệ nợ xấu tại FE Credit luôn trong tầm kiểm soát, tỉ lệ này được đánh giá là tốt hơn so với các công ty cùng ngành tại Việt Nam và ở mức tối ưu so với các doanh nghiệp tương tự trên thế giới.
Việc tự động hóa qui trình giúp loại bỏ các sai sót do con người gây ra, đánh giá chính xác hơn chất lượng tín dụng và khả năng trả nợ của khách hàng thông qua các phương tiện trực tiếp và gián tiếp.
Chúng tôi cũng đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và phân tích dữ liệu Big Data để triển khai các chiến lược cấp cao nhằm đảm bảo chất lượng thẩm định và kiểm soát rủi ro.
Ông Kalidas Ghose: Ngành tài chính tiêu dùng ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có sự tăng trưởng ấn tượng, tuy nhiên sự tăng trưởng này vẫn còn rất nhỏ so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á và do đó ngành này vẫn còn nhiều cơ hội phát triển.
Tỉ lệ cho vay tiêu dùng tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 11,4% tổng dư nợ cả nước, trong khi con số này là 40-50% ở các nước phát triển. Theo dữ liệu từ World Bank, trong năm 2017, chỉ có 31% dân số trưởng thành sở hữu tài khoản ngân hàng; 32% còn lại cho biết họ không có tài khoản ngân hàng vì không đủ tiền.
Tương tự, tỉ lệ dân số trẻ đồng thời cũng là thành phần lực lượng lao động chính đang gia tăng cùng với nguồn thu nhập ngày càng được cải thiện trong những năm gần đây tạo tiền đề cho nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Có thể nói, tương lai phát triển cho thị trường tài chính tiêu dùng ở Việt Nam vẫn rất triển vọng.
Cuối cùng, không thể không nhắc đến ngành tài chính tiêu dùng đang được xem là động lực thúc đẩy nền kinh tế, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế liên tục, gia tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức, giúp đẩy lùi nạn tín dụng đen.
Những dấu hiệu này cho thấy tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng đồng thời cũng thu hút nhiều tổ chức "dấn thân" vào thị trường.
Hiện tại đã có hơn 16 công ty tài chính đang hoạt động trong lĩnh vực này, nhiều nhà đầu tư nước ngoài cũng đã công bố kế hoạch thành lập các khối tài chính tiêu dùng để thúc đẩy sự tăng trưởng doanh nghiệp.
Cạnh tranh gia tăng có thể xem là yếu tố tích cực giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn nhưng đồng thời cũng kéo theo sự cạnh tranh không lành mạnh và rủi ro trong hoạt động bán hàng khó được kiểm soát, làm tổn hại đến uy tín của ngành.
Do đó, Ngân Hàng Nhà Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nền kinh tế, doanh nghiệp trong ngành tài chính tiêu dùng và khách hàng.
Một thách thức khác là vấn đề nâng cao nhận thức và trách nhiệm quản lí tín dụng của người tiêu dùng. Nhờ sự ra đời của Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng Quốc Gia (CIC) cùng công nghệ số hóa và cơ sở dữ liệu Big Data, hầu hết tổ chức tín dụng đều có khả năng đánh giá tín dụng người đi vay dễ dàng hơn.
Do đó yếu tố quan trọng để các công ty tài chính cân nhắc và cung cấp các gói vay phù hợp là việc người tiêu dùng hiểu và có trách nhiệm trong việc xây dựng lịch sử tín dụng tốt và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo đúng cam kết.
Ông Kalidas Ghose: Mục tiêu của chúng tôi là duy trì vị trí dẫn đầu ngành dịch vụ tài chính và giành được sự tin tưởng từ khách hàng cũng như đối tác và các nhà đầu tư.
Việc mở rộng thị phần của chúng tôi tại Việt Nam cũng thể hiện cam kết đồng hành với sự phát triển của đất nước, thông qua những đóng góp xã hội thiết thực, tạo công ăn việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam.
Điều này được thể hiện qua việc liên tục tạo ra các bộ sản phẩm đa dạng, mạng lưới phân phối trải rộng từ thành thị đến nông thôn, khung quản lí rủi ro hiệu và trên hết là lựa chọn đội ngũ nhân viên có chất lượng.
Chúng tôi luôn mong muốn tiếp cận được tới người dân trên mọi miền đất nước và đó là lí do chúng tôi không ngừng áp dụng công nghệ để phục vụ được nhiều phân khúc khách hàng hơn.
Ông Kalidas Ghose: Là một công ty đầu ngành, tại FE Credit, chúng tôi không chỉ tập trung vào thị phần mà còn nỗ lực tiên phong trong việc cạnh tranh đổi mới, mang lại trải nghiệm thú vị cho khách hàng, tăng hiệu quả hoạt động và trở thành "hình mẫu để noi theo" cho những đơn vị khác trong lĩnh vực này.
Khát vọng của chúng tôi về FE Credit trong vài năm tới là tăng gấp ba lần kết quả tài chính, hoàn thành quá trình chuyển đổi kĩ thuật số và trở thành đơn vị cho vay số có tầm ảnh hưởng trên thị trường.
Chúng tôi cũng đặt mục tiêu đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tiếp cận người dân ở các vùng sâu vùng xa và đóng góp cho cộng đồng và tạo ra một hệ sinh thái tài chính số trên thiết bị di động để hỗ trợ định chế tài chính và tiến trình kinh tế quốc gia.