|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Tiêm vắc xin COVID-19 không nên ăn gì?

09:55 | 06/08/2021
Chia sẻ
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người được tiêm vắc xin COVID-19 không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong ba ngày đầu sau tiêm chủng.

Theo Quyết định 3588 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 ban hành ngày 26/7, Bộ Y tế đã nêu ra 5 điểm mà người được tiêm vắc xin phòng COVID-19 cần lưu ý. Cụ thể:

Tránh ăn gì sau khi tiêm vắc xin phòng COVID-19? - Ảnh 1.

Để cơ thể có thể phục hồi và khỏe mạnh nhanh chóng thì việc nghỉ ngơi hợp lý và chế độ dinh dưỡng đầy đủ là điều vô cùng cần thiết. (Ảnh minh họa: Thanh niên).

Thứ nhất, sau khi tiêm chủng phải luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu sau tiêm phòng COVID-19.

Thứ hai, người được tiêm không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong ba ngày đầu sau tiêm chủng.

Thứ ba, người được tiêm chủng cần phải bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng lưu ý nếu xuất hiện tình trạng sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, người được tiêm cần tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Ngoài ra, bên cạnh việc chú ý tới chế độ dinh dưỡng, người được tiêm cũng cần phải chú ý tới thể trạng sức khỏe, thường xuyên đo thân nhiệt sau tiêm.

Nếu sốt dưới 38,5 độ C, cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước và không để nhiễm lạnh. Đồng thời, cần phải đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên, cần phải sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng hai tiếng cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM, rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vắc xin

Bên cạnh đó, trước khi tiêm, bạn không nên uống nhiều các loại thực phẩm có chứa caffein như trà, cà phê, nước tăng lực... Caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.

Sau khi tiêm, cơ thể có thể bị sốt và dễ gây mất nước. Vì vậy, người được tiêm chủng nên uống nước từ từ và chia nhỏ lượng nước dung nạp. Bạn có thể bổ sung các loại nước hoa quả như nước chanh, cam để cung cấp thêm vitamin A, C cho cơ thể.

Đồng thời, cần chú ý ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm, đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.

Nếu xuất hiện triệu chứng buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.

Phương Trang

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.