|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Tiềm năng xuất khẩu thủy hải sản sang Algeria

15:02 | 06/07/2020
Chia sẻ
Theo Thương vụ Việt Nam tại Algeria, thủy hải sản luôn nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang Algeria, với kim ngạch từ 9 - 10 triệu USD mỗi năm.

Theo Tổng cục thống kê Algeria, năm 2018, nước này nhập khẩu 30.862 tấn thủy hải sản, giảm 23,4% so với năm 2017. 

Về giá trị, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 99,53 triệu USD, giảm 18,3%. Gần 50% thủy hải sản nhập khẩu là cá filet, tương đương 12.259,60 tấn. Các nước xuất khẩu chính gồm Tadjikistan, Tây Ban Nha, Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam và Maroc.

Thủy sản nằm trong top 5 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta sang Algeria với kim ngạch 9 - 10 triệu USD/năm.

Tiềm năng xuất khẩu thủy hải sản sang Algeria - Ảnh 1.

Đồ họa: TV

Theo số liệu của Thương vụ Việt Nam tại Algeria, năm 2019, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản của nước ta sang Algeria đạt 11 triệu USD với những mặt hàng chủ yếu như cá tra, ba sa filet và cá ngừ nguyên liệu. 

Tổng thuế nhập khẩu đối với nhóm hàng này là 51%. Giá bán 1 kg cá tra filet đông lạnh trên thị trường sở tại vào khoảng 5 USD.

Với 1.200 km bờ biển, Algeria cũng là quốc gia có tiềm năng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. 

Các sản phẩm đánh bắt chính gồm nhuyễn thể, đạt 2.444,9 tấn và cá tươi 1.150,06 tấn năm 2018. 

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Algeria, sản lượng hải sản của nước này ước đạt 120.000 tấn, sản lượng nuôi trồng là 5.200 tấn. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu hải sản của Algeria đạt 12,38 triệu USD, tăng hơn 68% so với năm 2017.

Tháng 11 thường niên, nước này tổ chức Hội chợ quốc tế về đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại thành phố Oran. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản thu hút được các nhà đầu tư tư nhân với 140 dự án, trong đó 70 dự án đang hoạt động. 

Algeria vẫn đang tiếp tục kêu gọi các nhà đầu tư thế giới, trong đó có doanh nghiệp Việt Nam sang hợp tác, đầu tư trong lĩnh vực này. 

Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hai nước đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

Người dân tại Algeria theo đạo Hồi, có truyền thống ăn thịt và ít có thói quen tiêu thụ thuỷ sản. 

Bên cạnh đó, tại Algeria, cá tươi đánh bắt hoặc nuôi đều có giá bán khá cao. Vì thế, dù có tiềm năng phát triển nhưng dung lượng thị trường thuỷ sản tại quốc gia Bắc Phi này nhìn chung không lớn và việc đẩy mạnh xuất khẩu đòi hỏi cần có thời gian tuyên truyền, quảng bá. 

Với nhu cầu trong nước ước 200.000 tấn hằng năm, trung bình mỗi người dân Algeria tiêu thụ 5 kg cá, thấp hơn nhiều so với mức mà Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO) khuyến nghị. 

Tuy nhiên, ngành nuôi trồng thuỷ sản của Algeria, đặc biệt là cá nước ngọt chưa phát triển; do đó vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. 

Ngoài ra, những năm gần đây, lượng người nước ngoài đến làm việc ngày càng đông cũng góp phần tăng cầu thủy sản. Mặt khác, cá da trơn được đánh giá có chứa ít cholesteron, giá bán phù hợp mở ra cơ hội gia tăng xuất khẩu cho thủy sản Việt Nam vào thị trường này.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Ánh Dương

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.