|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ, Luxembourg

02:30 | 19/12/2019
Chia sẻ
EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, hai bên đã kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại tự do FTA. Trong đó, Bỉ thuộc top đầu trong tổng số 27 nước thành viên của EU về quan hệ thương mại với Việt Nam.
1200px-Flag_of_Belgium

Quốc kì Vương quốc Bỉ

Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại EU, Bỉ, Luxembourg

Địa chỉ thương vụ: Avenue de Foestraets 16, 1180 UCCLE Bruxelles - Belgium.

Điện thoại: (322)343-6295

Fax: (322)347-0335

Email: be@moit.gov.vn; vietrade.brussels@skynet.be

Tham tán Công sứ: Ông Nguyễn Cảnh Cường.

Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Bỉ

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Bỉ trong những năm gần đây tiếp tục phát triển mạnh. Bỉ thuộc top đầu trong tổng số 27 nước thành viên của Liên minh Châu Âu (EU) về quan hệ thương mại với Việt Nam.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là giày dép, hàng dệt may, hải sản, đồ da, đồ gốm, đá quí, thủy tinh, đồ nhựa và sản phẩm cao sucà phê.

Việt Nam nhập khẩu từ Bỉ chủ yếu là máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, đá quí, sắt thép các loại, sản phẩm hóa chất, tân dược, chất dẻo nguyên liệu, thức ăn gia súc.

bỉ 1

bỉ 2

Bỉ là một thị trường quan trọng trong khu vực EU đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. Bỉ có nhu cầu nhập khẩu cao, hầu hết những mặt hàng mà Bỉ nhập của Việt Nam cũng là những mặt hàng có thế mạnh trong xuất khẩu của Việt Nam.

Hàng hóa của Việt Nam khi đã vào được Bỉ có nghĩa là đã vào được Châu Âu. Tất cả các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm, kĩ thuật, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa… đều được đặt ra một cách nghiêm khắc.

Đặc biệt, Bỉ nhập khẩu rất nhiều mặt hàng thủy sản phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa đang không ngừng tăng. Thực tế, sản lượng đánh bắt của ngành thủy hải sản của Bỉ không cao. Tương tự, ngành nuôi trồng cũng có sản lượng khiêm tốn và không tăng đáng kể trong thời gian qua.

Bỉ nhập khá nhiều thủy hải sản của Việt Nam với giá trị kim ngạch năm 2017 đạt hơn 164 triệu USD. Hàng thủy sản của Việt Nam thường vấp phải cạnh tranh trực tiếp của các mặt hàng tương đương hoặc thay thế từ các nước Bangladesh, Indonesia và Braxil.

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam – EU

M

Quốc kì Châu Âu của Liên minh châu Âu (EU)

Theo Bnews/ TTXVN, trong thập kỉ qua, EU là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Quan hệ thương mại song phương Việt Nam – EU trong những năm gần đây đã có những bước phát triển đáng kể.

Hai bên đã kết thúc cơ bản đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (FTA). Hiệp định này với việc từng bước xóa bỏ 99% hàng rào thuế quan, sẽ tạo thuận lợi để các sản phẩm, hàng hóa Việt Nam tiếp cận thị trường EU đầy tiềm năng với 512 triệu dân.

Thương mại hai chiều Việt Nam - EU, đã đạt mức 55 tỉ USD năm 2018 và được dự báo sẽ tăng mạnh trong thời gian tới. EU hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam. Đồng thời, Việt Nam cũng đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của EU trong ASEAN với kim ngạch thương mại hàng hóa đạt gần 50 tỉ Euro và trên 3 tỉ Euro giá trị thương mại dịch vụ.

Đặc điểm nổi bật trong cơ cấu xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU có tính bổ sung rất lớn, ít mang tính cạnh tranh đối đầu trực tiếp.

Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang EU gồm thiết bị viễn thông, giày dép, dệt may, đồ nội thất và nông sản. Còn EU chủ yếu xuất sang Việt Nam các hàng hóa như máy móc và thiết bị vận tải, các loại hóa chất, thực phẩm và đồ uống.

N. Lê