Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan
Thông tin địa chỉ Thương vụ Việt Nam tại Ba Lan
Địa chỉ thương vụ: ul. Łucka 20, m. 87, 00-845, Warsaw, Poland.
Điện thoại: (48) 22 126 0936
Email: pl@moit.gov.vn
Fax: (48) 22 121 5267
Tham tán: Ông Nguyễn Thành Hải.
Thông tin cơ bản về quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Ba Lan
Ba Lan hiện là bạn hàng số một của Việt Nam tại Đông Âu, kim ngạch trao đổi hàng hóa những năm qua tăng khá nhanh và chủ yếu ta xuất siêu.
Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 7 ngoài Liên minh châu Âu (EU) của Ba Lan với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2017 cán mốc kỉ lục 1,05 tỉ USD, tổng vốn đầu tư hơn 230 triệu USD.
Vinanet đưa tin, năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ba Lan đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng gần 60% so với năm trước. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan đạt gần 1,33 tỉ USD, tăng gần 72%.
Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang Ba Lan chủ yếu là hàng may mặc, nông sản, thực phẩm và nhập khẩu sữa bột, tân dược, thiết bị lẻ cho ngành than, đóng tàu, sắt, thép và một số mặt hàng tiêu dùng, nông phẩm...
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Ba Lan chưa cao; trong đó nhiều nhất là dược phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; sữa và sản phẩm sữa.
Chế phẩm thực phẩm là nhóm hàng nhập khẩu tăng mạnh nhất từ thị trường này, tăng 50%, đạt 2,35 triệu USD; ngược lại nhập khẩu sắt thép sụt giảm mạnh nhất, giảm gần 48%, đạt 0,07 triệu USD.
Hai bên đều đánh giá quan hệ kinh tế, thương mại còn nhiều tiềm năng hợp tác.
Việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được kí kết sẽ mở ra cơ hội thuận lợi để Việt Nam - Ba Lan đẩy mạnh hợp tác thương mại trong thời gian tới.
Ba Lan mong muốn tăng cường, phát triển hợp tác, nhất là trong những lĩnh vực mà Ba Lan có thế mạnh như: đóng tàu, khai tác than, thiết bị giao thông đường thủy, hóa chất, thiết bị quốc phòng, trùng tu di tích...
Cả Việt Nam và Ba Lan đều là nhà sản xuất và xuất khẩu lớn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông sản cũng là nhóm hàng chính trong cơ cấu trao đổi thương mại song phương. Mặc dù cùng phát triển nông nghiệp nhưng Việt Nam - Ba Lan không cạnh tranh trực tiếp mà sẽ hỗ trợ hiệu quả cho nhau.
Cụ thể, với kinh nghiệm phát triển nông nghiệp bằng công nghệ cao nhiều năm, Ba Lan có thể hỗ trợ cho Việt Nam về công nghệ cũng như kĩ thuật, phân bón, máy móc trong lĩnh vực nông nghiệp.
Theo EVFTA, thuế nhập khẩu đối với thịt bò sẽ về 0% sau 3 năm hiệp định có hiệu lực. Thời điểm chiến dịch quảng bá nông sản của Ba Lan kết thúc cũng là lúc Việt Nam bắt đầu thực hiện cam kết bỏ thuế nhập khẩu với thịt bò EU.
Như vậy, trong tương lai gần Việt Nam sẽ trở thành thị trường tiềm năng cho các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của Ba Lan, trong đó có thịt bò.