|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hiệp định Thương mại và Thanh toán giữa Việt Nam và Ba Lan

12:00 | 22/02/2020
Chia sẻ
Hiệp định Thương mại và Thanh toán giữa Việt Nam và Ba Lan được kí kết nhằm đẩy mạnh sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước, phát triển các mối quan hệ thương mại hai chiều, theo những nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.
Hiệp định Thương mại và Thanh toán giữa Việt Nam và Ba Lan - Ảnh 1.

Hiệp định Thương mại và Thanh toán giữa Việt Nam và Ba Lan. (Ảnh minh họa. Nguồn: freepik)

Thông tin cơ bản về Hiệp định Thương mại và Thanh toán giữa Việt Nam và Ba Lan

Thời gian kí kết: 12/4/1991

Nơi kí kết: Hà Nội

Hiệp định Thương mại và Thanh toán giữa Việt Nam và Ba Lan được kí kết nhằm đẩy mạnh sự hợp tác hữu nghị giữa hai nước, phát triển các mối quan hệ thương mại hai chiều, theo những nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi.

Việc mua bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng thương mại kí kết giữa các chủ thể kinh tế, được quyền hoạt động ngoại thương phù hợp với những qui định của Hiệp định này và luật pháp của mỗi nước.

Đãi ngộ tối huệ quốc theo Hiệp định

Các Bên kí kết giành cho nhau chế độ tối huệ quốc trong lĩnh vực thuế quan cũng như thủ tục hải quan liên quan đến xuất, nhập khẩu hàng hóa từ nước này sang nước kia. 

Qui định trên không áp dụng cho: 

- Những ưu đãi đã cam kết hoặc sẽ cam kết trong tương lai của một trong hai Bên với các quốc gia láng giềng, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi mậu dịch với nhau. 

- Những quyền lợi, những khoản miễn trừ và những ưu đãi mà các Bên kí kết đã cho và sẽ cho các nước tham gia với một trong hai Bên trong liên minh thuế quan, khu vực thương mại tự do hoặc Hiệp hội hợp tác kinh tế khu vực đang tồn tại hay có thể được qui định trong tương lai.  

Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Ba Lan năm 2018 đạt gần 1,6 tỉ USD, tăng gần 60% so với năm 2017; trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ba Lan đạt gần 1,33 tỉ USD, tăng gần 72%.

Trong 7 tháng đầu năm 2018 thương mại hai chiều tăng 10,9% so với cùng kì năm 2018, đạt 971,69 triệu USD. Việt Nam xuất sang thị trường Ba Lan tăng 11,4% so với cùng kì năm ngoái, đạt 809,42 triệu USD; nhập khẩu từ thị trường này tăng 8,9%, đạt 162,27 triệu USD. Như vậy Việt Nam xuất siêu sang Ba Lan 647,14 triệu USD, tăng 12%.

Trong các nhóm hàng xuất khẩu sang Ba Lan, nhiều nhất là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, với 305,58 triệu USD và chiếm 37,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang thị trường này, tăng 9,7% so với cùng kì năm 2018. Tiếp đến nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm 26,8%, tăng 26,2%, đạt 216,64 triệu USD; nhóm hàng dệt may giảm 2,3% so với cùng kì, đạt 32,85 triệu USD, chiếm 4,1%.

Trong 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu đa số các loại hàng hóa sang thị trường Ba Lan tăng kim ngạch so với cùng kì năm ngoái, trong đó gạo là nhóm hàng tăng mạnh nhất 193,3% kim ngạch so với cùng kì, đạt 2,45 triệu USD.

Ngoài ra, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ cũng tăng tương đối tốt 24,5%, đạt 12,08 triệu USD; túi xách, ví,vali, mũ và ô dù tăng 12%, đạt 6,78 triệu USD. Ngược lại, xuất khẩu chè giảm mạnh 44%, chỉ đạt 0,53 triệu USD; sản phẩm từ cao su giảm 43%, đạt 0,93 triệu USD; cà phê giảm 22,9%, đạt 17,17 triệu USD.

Chi tiết về Hiệp định Thương mại và Thanh toán giữa Việt Nam và Ba Lan 

Phùng Nguyệt

Khối ngoại chưa dừng bán ròng tuần VN-Index hồi phục
Bất chấp xu hướng hồi phục của TTCK, NĐT nước ngoài đẩy mạnh bán ròng gần 5.200 tỷ đồng trên HOSE. Điểm sáng là trong phiên cuối tuần khối ngoại đảo chiều mua ròng nhẹ hơn 31 tỷ đồng. Đây là phiên mua ròng đầu tiên sau 21 ngày bán ròng liên tiếp.