|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thương hiệu 60 năm Mộc Châu Milk và bài toán định vị trong thị trường sữa

07:25 | 20/04/2018
Chia sẻ
Một thương hiệu quốc gia 60 năm đang phải đau đầu với bài toán định vị thương hiệu, Mộc Châu Milk sẽ làm gì để không bị chìm nghỉm giữa hàng trăm cái tên khác trên thị trường sữa?
thuong hieu 60 nam moc chau milk va bai toan dinh vi trong thi truong sua ĐHĐCĐ GTNfoods: Mộc Châu Milk tham vọng với thị trường miền Nam
thuong hieu 60 nam moc chau milk va bai toan dinh vi trong thi truong sua Hậu 'thâu tóm' Vinatea, Sữa Mộc Châu… GTN tham vọng tăng gần 1.300% lợi nhuận

Mộc Châu Milk manh nha những sản phẩm mới

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2018 của CTCP GTNfoods (Mã: GTN), gian hàng trưng bày sản phẩm của công ty thành viên Mộc Châu Milk xuất hiện một sản phẩm khá đặc biệt, sữa tươi tiệt trùng chuối, đây là mặt hàng mới nhất của thương hiệu Mộc Châu được tung ra thị trường.

thuong hieu 60 nam moc chau milk va bai toan dinh vi trong thi truong sua
Sản phẩm sữa tươi tiệt trùng chuối của Mộc Châu Milk

Sản phẩm lấy ý tưởng từ sữa chuối của Hàn Quốc, thiết kế hộp vát lạ mắt, đại diện của Mộc Châu cho biết đội ngũ của công ty đã tiến hành nghiên cứu thị trường, điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng, hương vị… theo khẩu vị của người Việt Nam.

Mộc Châu chính là một trong những doanh nghiệp Việt đầu tiên tung ra sản phẩm này, trước đó người tiêu dùng chỉ có thể mua từ nước ngoài.

Bên cạnh truyền thống, gian hàng trưng bày Mộc Châu ngày càng đa dạng với sản phẩm mới. Những thay đổi đầu tiên có thể nhận thấy từ thời điểm GTNfoods mua lại 65% vốn của Vilico, hợp nhất hoạt động với Mộc Châu Milk (tỷ lệ nắm giữ 51%).

thuong hieu 60 nam moc chau milk va bai toan dinh vi trong thi truong sua
Gian trưng bày sản phẩm của Mộc Châu Milk

Đại diện Mộc Châu Milk cho biết, khi về với GTN, công ty đã có nhiều thay đổi trong định vị, nhận diện thương hiệu. Công ty bắt đầu đưa trang facebook “Mộc Châu Milk”, chú trọng quảng bá để trở thành thương hiệu gần gũi hơn với người tiêu dùng.

Tăng đàn bò không khó, quan trọng là bài toán đầu ra

Về mặt sản xuất, tới thời điểm hiện tại, Mộc Châu Milk sở hữu 3 trang trại chăn nuôi với quy mô tổng 3.000 con bò, số lượng bò tại các hộ dân là gần 20.000 con. Khoảng 1.000 ha đất nông nghiệp với sản lượng khoảng 100.000 tấn sữa tươi/năm. Công ty dự kiến duy trì đàn bò tăng trưởng 15 – 20%/năm, kế hoạch lên 35.000 con bò vào năm 2020.

Cập nhật tại đại hội GTNfoods, ông Trần Công Chiến – Tổng giám đốc Mộc Châu Milk cho biết, thực tế công ty đã liên kết với chính quyền địa phương và có khoảng 3.000 ha để trồng ngô và cỏ cho đàn bò sữa.

thuong hieu 60 nam moc chau milk va bai toan dinh vi trong thi truong sua
Ông Trần Công Chiến phát biểu đại ĐHĐCĐ GTNfoods

Ông Chiến cũng cho biết, việc tăng trưởng đàn bò, sản lượng với Mộc Châu Milk không khó khăn, quan trọng nhất là thị trường, giải quyết đầu ra. Thị phần chủ yếu của Mộc Châu Milk là miền Bắc (chiếm khoảng 25%, theo Niese), một lượng nhỏ ở miền Trung – Tây Nguyên.

Tuy nhiên, việc tập trung tại miền Bắc phát sinh một số vấn đề vốn thuộc đặc điểm ngành tiêu dùng như mùa hè lượng tiêu thụ lớn, mùa đông hoặc nếu trời mưa doanh số bán hàng sẽ giảm.

Do đó, Mộc Châu Milk buộc phải tiếp cận thị trường miền Nam để giải quyết vấn đề khí hậu, vụ mùa, tính ổn định sản phẩm. Theo ông Chiến sản phẩm công ty sẽ thâm nhập vào vào TP HCM và Đông Nam Bộ, khu vực nông thôn... Nhưng ông cũng thừa nhận, tiếp nhận thị trường mới sẽ gặp không ít khó khăn.

Đâu sẽ là chìa khóa cho Mộc Châu Milk?

Mộc Châu Milk đang nắm 9% thị phần sữa tiệt trùng toàn quốc, mục tiêu tăng lên từ 12 – 15% trong thời gian tới.

Ông Chiến cho biết, Mộc Châu đã nhận được sự hỗ trợ lớn đến từ GTNfoods, các quỹ. Từ đó, công ty sẽ tiếp tục thuê các chuyên gia tư vấn, xây dựng thương hiệu, đặc biệt kênh thương hiệu vào thị trường Miền Nam.

Công ty có kế hoạch xây thêm một nhà máy sữa, bởi 2 năm nữa, nhà máy sữa hiện tại của Mộc Châu sẽ hết công suất.

Việc sản xuất sản phẩm nào cần phải nghiên cứu sâu, ông Chiến nhấn mạnh. Mục tiêu là hướng người tiêu dùng đến ăn sữa không phải uống sữa, nhằm nâng cao nhu cầu tiêu dùng.

Năm 2017, Mộc Châu Milk đóng góp 2.466 tỷ trên tổng số 3.781 tỷ đồng doanh thu cho GTNfoods, chiếm 65%.

HĐQT GTN đang lên kế hoạch tăng sở hữu xây dựng nông trại và nhà máy mới gắn liền với phát triển du lịch... GTN dự định tăng sở hữu trực tiếp và gián tiếp lên trên 51%, tuy nhiên tăng vốn tại Vilico sẽ là phương án hiệu quả nhất.

Với một thị trường cạnh tranh như sữa tươi, việc đạt mục tiêu tăng trưởng hàng năm không phải là chuyện dễ dàng. Nhất là khi doanh nghiệp trong và ngoài nước liên tục tung sản phẩm, nhãn hiệu mới, một thương hiệu 60 năm như Mộc Châu khó tránh khỏi việc bị chìm nghỉm nếu không có vũ khí của riêng mình.

Bạch Mộc