|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Thực thi chiến lược thoát Trung, 15 doanh nghiệp Nhật đăng kí tới Việt Nam

22:03 | 19/07/2020
Chia sẻ
Các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển sang Việt Nam lần này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tế.

Mới đây, Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (Jetro) đã công bố danh sách 30 doanh nghiệp Nhật, được nhận tiền trợ cấp để chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Lào, Malaysia, Philippines và Việt Nam.

15 doanh nghiệp trong số đó là những công ty đã đăng kí chuyển sản xuất sang Việt Nam, gồm các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. 

Hơn 53% số doanh nghiệp Nhật chuyển rời sản xuất sang Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực thiết bị y tế.

Ngoài ra, một số tập đoàn Nhật Bản lớn chuyên sản xuất linh kiện điện tử, chất bán dẫn, ổ cứng, phụ tùng ô tô,… cũng chọn Việt Nam làm điểm đến trong công cuộc "thoát Trung" lần này.

Tên công ty Quy mô Quốc giaLĩnh vực sản xuất

Công ty TNHH Đúc Akiba

vừa và nhỏ

Việt Nam

Bộ phận mô-đun điện

Công ty TNHH Inoue Iron Works

vừa và nhỏ

Việt Nam

Thiết bị sản xuất dược phẩm

Công ty TNHH Able Yamauchi

vừa và nhỏ

Việt Nam

Quần áo/áo choàng y tế

Công ty TNHH Quốc tế Showa

vừa và nhỏ

Việt Nam

Áo choàng dài tay/mặt nạ y tế

Công ty TNHH hóa chất Shin-Etsu

công ty lớn

Việt Nam

Khai thác đất hiếm

Công ty TNHH Công nghệ toàn cầu

vừa và nhỏ

Việt Nam

Tấm chắn mặt y tế

Công ty TNHH Nikkiso

công ty lớn

Thái Lan, việt nam

 Máy lọc máu

Công ty TNHH Hashimoto

vừa và nhỏ

Việt Nam

Khẩu trang, khăn giấy cồn y tế, mũ y tế

Công ty TNHH Fujikin

vừa và nhỏ

Việt Nam

Bộ phận sản xuất thiết bị bán dẫn

Công ty TNHH Plus

vừa và nhỏ

Việt Nam

Mặt nạ phẫu thuật y tế

Công ty TNHH Pronics

vừa và nhỏ

Việt Nam

Bộ phận điều hòa không khí (động cơ)

Tổng công ty HOYA

công ty lớn

Việt nam

Các bộ phận ổ đĩa cứng 

Tập đoàn Matsuoka

công ty lớn

Việt Nam

áo choàng

Công ty TNHH Meiko

công ty lớn

Việt Nam

Bộ phận cho điện thoại thông minh (bảng mạch điện tử)

Công ty TNHH Yokoo

công ty lớn

Việt Nam

Phụ tùng ô tô

Đến nay, đã có khoảng hơn 100 công ty Nhật Bản đăng kí dự án đa dạng hoá chuỗi cung ứng, do Chính phủ nước này phát động.

Theo Jetro, số tiền được Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ để các doanh nghiệp rời Trung Quốc sang một nước thứ ba dao động trong khoảng từ 100 triệu đến 5 tỉ yên. 

Số tiền hỗ trợ nhằm bù đắp một phần chi phí cần thiết để mua sắm và lắp đặt trang thiết bị sản xuất, giúp các doanh nghiệp Nhật xây dựng cơ sở sản xuất mới.

Trong khi đó, tờ Nikkei Asian Review nói rằng, Chính phủ Nhật sẽ chi khoảng 23,5 tỉ yen để hỗ trợ doanh nghiệp đưa nhà máy từ Trung Quốc đến các quốc gia Đông Nam Á.

Ngoài 30 doanh nghiệp kể trên, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cũng cho biết, 57 doanh nghiệp khác cũng sẽ nhận được hỗ trợ để chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc trong thời gian tới.

Tổng số tiền mà các công ty này nhận được lên tới 57,4 tỉ yên, tương đương 536 triệu USD tiền trợ cấp từ Chính phủ Nhật Bản.

Trong số này có những Tập đoàn doanh nghiệp hàng đầu như hãng sản xuất khẩu trang Iris Ohyama và ông lớn điện tử Sharp, theo Bloomberg.

Trước bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung ngày càng leo thang căng thẳng và cuộc chiến thương mại dai dẳng chưa có hồi kết, các quốc gia đang tính chuyện hỗ trợ doanh nghiệp rời Trung Quốc, đa dạng hoá nguồn cung để đảm bảo tính bền vững của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trước đó hồi tháng 4/2020, Nhật Bản đã khởi động dự án "thoát Trung" trị giá nhiều tỉ USD để hỗ trợ các doanh nghiệp nước này chuyển sản xuất từ Trung Quốc về nước, hoặc sang các quốc gia khác.

Theo Bloomberg, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của Nhật Bản và người Nhật cũng đầu tư rất lớn vào Trung Quốc.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, quan hệ hai nước liên tục căng thẳng, đặc biệt là sau những tác động tiêu cực từ đại dịch COVID-19 và những tranh chấp chủ quyền biển đảo khiến hình ảnh Trung Quốc trong mắt người Nhật không mấy thiện cảm.

Tờ Nikkei Asian Review tiết lộ, chính phủ Nhật Bản sẽ tiêu tốn khoảng 70 tỉ yên, tương đương khoảng 654 triệu USD cho chiến dịch lần này.

Chính sách mà Nhật Bản đang triển khai tương tự như chính sách Đài Loan đã thực hiện vào năm 2019.

Thiên Trường

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).