|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Qui định chỉ hạn chế chứ không cấm hoàn toàn XK quặng kim loại

19:43 | 02/10/2019
Chia sẻ
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết năm 2012, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 41 qui định về việc xuất khẩu khoáng sán. Theo đó, Bộ giảm số loại khoáng sản được xuất khẩu từ 22 loại xuống còn 10 loại.

Liên quan đến vấn đề xuất khẩu khoảng sản thô, tại buổi Họp báo Chính phủ thường kì diễn ra chiều ngày 2/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết việc xuất khẩu một số khoáng sản hiện nay là nhằm giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Thứ trưởng giải thích theo Nghị quyết số 02/2011 định hướng khoáng sản công nghiệp khai khoáng định hướng đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 nói rất rõ khai thác khoáng sản chủ yếu đáp ứng nhu cầu trong nước và định kì xem xét mức độ quan trọng của từng loại khoáng sản từ đó điều chỉnh việc khai thác, chế biến, xuất khẩu.

Các sản phẩm khoáng sản chỉ được xuất khẩu khi đã được chế biến và có chỉ tiêu cụ thể được cơ quan quản lí nhà nước ban hành.

Để quán triệt chủ trương này, năm 2012, Bộ Công Thương ban hành Thông tư 41 qui định về việc xuất khẩu khoáng sán. Theo đó, Bộ giảm số loại khoáng sản được xuất khẩu từ 22 loại xuống còn 10 loại.

"Như vậy, qui định không cấm xuất khẩu tất cả loại khoảng sán mà chỉ hạn chế việc này", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói. 

Người phát ngôn của Bộ Công Thương cho biết những năm gần đây, giá kim loại và khoáng sản giảm sâu, các doanh nghiệp gặp khó khăn khi chi phí sản xuất tăng cao. 

Nhiều dự án chế biến không được đầu tư theo qui hoạch hoặc đã đầu tư nhưng sản xuất cầm chừng với sản lượng rất thấp.

Điều này dẫn tới tiêu thụ khoáng sản gặp khó khăn, tồn kho một số loại lớn, đặc biệt là quặng sắt, quặng titan. 

Nhiều mỏ đã phải sản xuất cầm chừng để giữ chân người lao động trong khi vẫn phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản trên cơ sở những giấy phép đã được cấp trước đây.

Trước tình hình như vậy, năm 2017, Chính phủ đã có nghị quyết tháo gỡ khó khăn trong tiêu thụ khoáng sản, cho phép xuất khẩu một số loại khoáng sản tồn kho như tinh quặng sắt, tinh quặng titan, đá hoa trắng dạng khối…

Đối với quặng sắt, titan, chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương phối hợp với UBND các tỉnh kiểm tra, giải quyết với các trường hợp cụ thể.

Về việc xuất khẩu quặng sắt limonit mỏ Quý Xa, tỉnh Lào Cai và xuất khẩu quặng đồng tại mỏ Núi Pháo (tỉnh Thái Nguyên), Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết Bộ Công Thương và các cơ quan có thẩm quyền đang giải quyết theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. 

Thứ trưởng nhấn mạnh việc giải quyết các quặng tồn kho chỉ là giải pháp tạm thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động. 

Bộ Công Thương đang xây dựng, thẩm định nhiệm vụ khai thác khoáng sản theo luật qui hoạch sau đó trình Chính phủ.

"Chúng tôi sẽ cân đối giữa khai thác và chế biến để đàm bảo cung - cầu, giảm tồn kho, có chính sách thúc đẩy đầu tư, chế biến sâu khoáng sản một cách hiệu quả", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

H.Mĩ

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.