|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Thói quen tiêu dùng quay ngoắt 180 độ vì COVID-19, các nhà kinh doanh, bán lẻ nên làm gì để chèo chống qua giai đoạn khó khăn này?

09:58 | 19/03/2020
Chia sẻ
Dịch COVID-19 không chỉ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt, mà còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh mua sắm của họ.
Chuyển động trong ngành bán lẻ khi thói quen tiêu dùng thay đổi - Ảnh 1.

Nguồn: The World News

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố COVID-19 là đại dịch hôm 12/3 vừa qua. Đây là lần đầu tiên WHO tuyên bố dịch bệnh do một chủng virus corona gây ra là đại dịch, dù trước đây từng có hai dịch bệnh khác cũng do virus corona chủng khác gây ra là SARS và MERS.

COVID-19 hiện đã lan rộng tới 167 quốc gia với hơn 199.427 trường hợp xác nhận nhiễm bệnh trong đó có 7.997 ca tử vong trên toàn cầu (theo cập nhật của Bộ Y Tế Việt Nam tính đến 6h sáng ngày 19/3). Theo đó, đại dịch lần này sẽ ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế toàn cầu.

Đã hơn một tháng kể từ khi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc kí quyết định công bố dịch do virus corona gây ra. Việt Nam hiện đã thông báo cuộc chiến chống COVID-19 chuyển sang ''giai đoạn 2'' sau ca nhiễm số 17 gần nhất. Với những tác động tiêu cực mà đại dịch COVID-19 gây ra, khả năng nền kinh tế năm 2020 duy trì mức tăng trưởng 7,02% của năm trước đó là khá khó khăn.

Trong hai tháng đầu năm 2020, CPI tăng 5,91% so với cùng kì năm 2019, đánh dấu mức tăng cao nhất trong 7 năm qua. Theo đó, nhu cầu nội địa đối với hàng tiêu dùng ghi nhận tăng trưởng 9,8%, thấp hơn so với mức 14,4% của cùng kì năm ngoái. Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2014.

Sự lan rộng của COVID-19 đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG). Tuy vậy, không phải mọi hạng mục sản phẩm và nhà bán lẻ sẽ bị tác động như nhau bởi dịch bệnh.

Kantar Worldpanel đang theo dõi chặt chẽ tác động của COVID-19 đối với các danh mục FMCG trên các kênh mua sắm khác nhau để làm sáng tỏ hành vi của người tiêu dùng đang thay đổi như thế nào, từ đó giúp các thương hiệu và nhà bán lẻ phản ứng với những thay đổi đó trong thời điểm mơ hồ này.

Dự trữ nhiều hơn và giao tiếp xã hội ít hơn

Theo dữ liệu của Worldpanel, trái ngược với bối cảnh lạc quan năm 2019, thị trường hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam cho thấy sự tăng trưởng chậm lại trong hai tháng đầu năm 2020. Các ngành sữa, thực phẩm đóng gói và chăm sóc cá nhân vẫn duy trì tăng trưởng trong khi ngành hàng đồ uống suy giảm dù đây là mùa cao điểm (dịp Tết Nguyên đán vừa qua).

Điều này có thể được lí giải do người dân Việt Nam hạn chế giao tiếp xã hội và tập trung nơi đông người trong bối cảnh COVID-19 lan rộng.

a - Ảnh 1.

Nguồn: Kantar

Để tìm hiểu sâu về tác động của COVID-19, nhóm nghiên cứu Kantar đã sắp xếp lại thời gian báo cáo dựa trên lịch âm nhằm đảm bảo dữ liệu có thể so sánh được. Bằng cách xem xét hành vi mua hàng của người tiêu dùng trong 4 tuần sau Tết 2020 so với cùng kì năm ngoái (4 tuần sau Tết 2019), có thể thấy những ảnh hưởng ban đầu gây ra bởi COVID-19 đến chi tiêu FMCG và hành vi mua hàng của người tiêu dùng Việt.

Nguồn: Kantar

Báo cáo của Kantar cho thấy người tiêu dùng Việt Nam tại 4 thành phố chính có xu hướng tích trữ ba nhóm sản phẩm. Thứ nhất, họ chi tiêu nhiều hơn cho các sản phẩm chăm sóc cá nhân và chăm sóc gia đình để giữ vệ sinh và diệt khuẩn. Nước rửa tay, xà phòng và chất tẩy rửa gia dụng đều tăng gấp đôi, thậm chí tăng trưởng lên tới ba chữ số.

Thứ hai, thực phẩm tiện lợi và dụng cụ nấu ăn cũng tăng đột biến trong bối cảnh ngày càng có thêm nhiều ca nhiễm mới và trẻ nhỏ chưa đi học trở lại.

Thực phẩm đông lạnh, thực phẩm đóng hộp, mì ăn liền và dầu ăn ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Nhóm sản phẩm cũng được người tiêu dùng tìm kiếm trong thời gian này là các sản phẩm dinh dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là các sản phẩm dành cho người già và trẻ nhỏ - nhóm đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Do đó, các sản phẩm tốt cho sức khỏe như sữa bột đặc biệt và sữa chua uống rất được ưa chuộng.

Ở chiều ngược lại, người tiêu dùng đang cắt giảm các hạng mục "tiệc tùng" trong giỏ hàng hóa của họ. Ngành hàng đồ uống (bao gồm cả đồ uống có cồn và đồ uống không cồn) đang trải qua thời kì khó khăn nhất. Đơn cử như bia và nước ngọt có ga cho thấy sự suy giảm mạnh.

Chuyển động trong ngành bán lẻ khi thói quen tiêu dùng thay đổi - Ảnh 4.

Nguồn: Kantar

Mua sắm trực tuyến lên ngôi

Virus corona không chỉ làm thay đổi thói quen tiêu dùng của người Việt, mà còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn kênh mua sắm của họ.

Mua sắm trực tuyến bùng nổ và chiếm ưu thế nhờ số lượng giao dịch ngày càng tăng cao như dự báo trước đó. Nghiên cứu của Kantar chỉ ra ngày càng có nhiều người mua sắm trực tuyến hơn bình thường. Điều này đã đẩy nhanh sức tăng trưởng của chi tiêu FMCG trực tuyến lên ngưỡng ba con số chỉ trong vòng một tháng kể từ khi có thông báo chính thức tại Việt Nam.

Xu hướng này dự kiến sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, đặc biệt là khi chính quyền địa phương đưa ra lời khuyên rằng người dân nên mua sắm trực tuyến để hạn chế đến những nơi đông người và tiếp xúc vật lí.

a - Ảnh 3.

Nguồn: Kantar

Nhu cầu tăng vọt về khẩu trang y tế và nước rửa tay sát khuẩn ở Việt Nam trong thời gian qua đã thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong chi tiêu tiêu dùng tại các hiệu thuốc, bao gồm cả Medicare and Guardian. Việc mua thêm các sản phẩm vệ sinh đã được thực hiện trong các kênh này vì ưu tiên của người tiêu dùng hiện nay là bảo vệ và tăng cường an toàn.

Khi lượng người nhiễm bệnh gia tăng, điều này dẫn đến tình trạng mua sắm hoảng loạn của người Việt ở một số khu vực, đặc biệt là những nơi xác nhận có ca nhiễm. Chính điều này đã thúc đẩy nhu cầu dự trữ, dẫn đến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các loại hình bán lẻ hiện đại bao gồm đại siêu thị, siêu thị và siêu thị mini.

Big C - một trong những nhà bán lẻ lớn có hiệu suất cao ghi nhận sự tăng trưởng cả về lưu lượng khách hàng lẫn lượng chi tiêu trong mỗi chuyến mua sắm của khách hàng. Hay như MM Mega Market cũng ghi nhận sự tăng trưởng trong thời gian này mặc dù đã suy thoái trong những năm gần đây.

a - Ảnh 4.

Nguồn: Kantar

Trong khi đó, các địa điểm mua sắm thường ngày có lưu lượng khách hàng giảm đi vì người tiêu dùng hạn chế tiếp xúc vật lí, họ ra ngoài với tần suất ít hơn cùng với qui mô mua sắm mỗi chuyến lớn hơn. Do đó, các cửa hàng trên phố - kênh mua sắm quan trọng và cửa hàng tiện lợi đang trải qua tác động ngắn hạn do COVID-19 gây ra.

Các thương hiệu và nhà bán lẻ nên làm gì?

Dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm bệnh gia tăng mỗi ngày và chưa có dấu hiệu dừng lại. Các hoạt động kinh tế và hoạt động kinh doanh liên tục bị gián đoạn. Các nhà phân tích của Kantar đưa ra một số điều mà các thương hiệu và nhà bán lẻ nên làm để chèo chống qua giai đoạn khó khăn và chuẩn bị tốt cho thời kì hậu đại dịch.

Chuyển động trong ngành bán lẻ khi thói quen tiêu dùng thay đổi - Ảnh 7.

Nguồn: Kantar

 

Thanh Tùng

ĐHĐCĐ Vinhomes: Tiếp tục phát triển siêu đại dự án, có thể ra mắt dự án tại Đông Anh và Đan Phượng năm nay khi hoàn tất pháp lý
Trong năm 2024, ban lãnh đạo Vinhomes (Mã: VHM) trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với chỉ tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 35.000 tỷ đồng; tăng lần lượt 16% và hơn 4% so với thực hiện năm 2023.