|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa 7/6: Lại thêm một ngành muốn ‘giải cứu’

20:53 | 07/06/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 7/6 tập trung vào lời cầu cứu của ngành tôm trong bối cảnh giá rớt thê thảm; ngược lại, ngành rau quả lại ghi nhận tình hình tăng trưởng vô cùng ấn tượng.
thi truong hang hoa 76 lai them mot nganh muon giai cuu Thị trường hàng hóa 6/6: Trung Quốc sẽ mua hàng hóa Mỹ, Việt Nam sẽ tăng gấp ba sản lượng điện tái tạo
thi truong hang hoa 76 lai them mot nganh muon giai cuu Điểm tin hàng hóa 5/6: Nông sản Việt chịu nhiều sức ép từ quốc tế, Mỹ đón nhận làn sóng trả đũa sau chính sách thuế mới

1. Lời kêu cứu của ngành tôm

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam mới đây cũng kiến nghị các giải pháp phát triển bền đã gửi công văn kiến nghị các giải pháp phát triển bền vững sản xuất, xuất khẩu tôm lên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Vũ Văn Tám trong bối cảnh giá tôm rớt thảm.

VASEP cho rằng để nâng tầm giá trị tôm Việt trên thương trường quốc tế, tôm Việt phải được nuôi sạch theo chuẩn quốc tế như ASC, BAP. Có như vậy, tôm Việt mới có cơ hội lên kệ trong các siêu thị lớn cao cấp, có giá tiêu thụ tốt và ổn định. Điều này đồng nghĩa, các hộ nuôi nhỏ lẻ không thể thực hiện được vì chi phí lớn. 95% tôm Việt được sản xuất từ ao nuôi nhỏ lẻ nên việc nuôi trồng trên cánh đồng lớn trở thành một nhu cầu cấp thiết và lâu dài.

2. “Cái chết đã được báo trước” của ngành đường

Ông Đăng Kim Sơn, chuyên gia Chính sách Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng khó khăn của ngành đường hôm nay là “cái chết đã được báo trước”. Ngay từ khi Việt Nam ký các hiệp định thương mại tự do đồng nghĩa với giảm dần hệ thống bảo vệ mậu dịch, thế yếu ngành đường dần được bộc lộ ra.

Trước nguy cơ “thua ngay trên sân nhà”, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có nhiều kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành về biện pháp hỗ trợ ngành.

3. Mục tiêu điện gió đạt 800 MW vào năm 2020 có khả thi?

Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn. Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới, nguồn tài nguyên gió tiềm năng chưa được khai thác ở Việt Nam là 27 GW; các dự toán khác đưa ra con số còn cao hơn. Tuy nhiên, công suất các nhà máy điện gió hiện tại chỉ ở mức 197 MW đồng nghĩa Việt Nam còn cách rất xa so với mục tiêu đề ra cho năm 2020 và 2030.

4. Sự tăng trưởng ấn tượng của ngành rau quả

Xuất khẩu rau quả đầu năm nay nhìn chung vẫn tăng trưởng tốt. Trong đó, nhiều mặt hàng rau quả có sự tăng trưởng rất ấn tượng như xoài, sầu riêng, thanh long,... và đây là những mặt hàng đầy triển vọng để đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

5. Bangladesh có thể áp thuế trở lại với gạo nhập khẩu

Bangladesh có thể áp thuế 28% đối với gạo nhập khẩu nhằm hỗ trợ nông dân trồng lúa, trong bối cảnh sản lượng vụ lúa Hè năm nay có thể vượt mục tiêu. Việc tăng thuế sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến Ấn Độ bởi đây vốn là nước cung cấp gạo lớn nhất cho Bangladesh trong năm 2017.

6. Trung Quốc tìm kiếm thị trường mới thay thế Đông Nam Á

Các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang tìm kiếm thị trường mới ở châu Phi và Nam Mỹ vì xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á đang có xu hướng giảm hai con số.

Xuất khẩu sang những thị trường hàng đầu của Trung Quốc, gồm cả Việt Nam và Hàn Quốc, đã giảm hai con số kể từ năm ngoái, phản ánh sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các nhà cung cấp khác như Nga. Việc nhiều quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia áp thuế chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc cũng đã làm chậm hoạt động xuất khẩu.

Xem thêm

Vũ Thắng