|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Lo ngại cạnh tranh, các nhà xuất khẩu thép Trung Quốc 'trốn' sang châu Phi, Nam Mỹ

09:00 | 07/06/2018
Chia sẻ
Các nhà sản xuất thép Trung Quốc đang tìm kiếm thị trường mới ở châu Phi và Nam Mỹ vì xuất khẩu sang những người mua nước ngoài lớn nhất ở Đông Nam Á giảm hai con số, trong khi Mỹ có những hành động thương mại mới đe dọa sẽ tiêu diệt hoàn toàn một số thị trường.
lo ngai canh tranh cac nha xuat khau thep trung quoc chay sang chau phi nam my Mỹ mạnh tay áp thuế, xuất khẩu thép của Trung Quốc vẫn cao nhất 9 tháng

Trung Quốc, quốc gia sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu thép lớn nhất thế giới, đang nhận thấy có ít lựa chọn xuất khẩu hơn, sau khi chính quyền Washington áp thuế quan khổng lồ đối với các nhà xuất khẩu thép lớn vào Mỹ, gồm Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU). Điều này thúc đẩy các biện pháp trả đũa.

Mức thuế quan toàn cầu chính quyền Washington khởi động hồi tháng 3 chủ yếu nhằm mục đích hạn chế nhập khẩu thép từ Trung Quốc. Các nhà sản xuất thép Mỹ tin rằng cá sản phẩm thép của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang được gửi qua các quốc gia khác trước khi đến Mỹ.

Tháng trước, Bộ Thương mại Mỹ đã áp thuế nhập khẩu nặng đối với các sản phẩm thép từ Việt Nam có nguồn gốc Trung Quốc, tác động mạnh tới thị trường xuất khẩu số lớn thứ hai của Trung Quốc sau Hàn Quốc và là cửa hàng chính của nhiều nhà máy Trung Quốc sở hữu kho hàng tại Việt Nam.

Theo Reuters, các doanh nghiệp thép Việt Nam có thể sẽ ngừng mua kim loại từ Trung Quốc để tránh việc xuất khẩu bị Mỹ trừng phạt.

Trong khi xuất khẩu thép của Trung Quốc chạm đỉnh 8 tháng trong tháng 4, xuất khẩu 4 tháng đầu năm đã giảm 20%, mặc dù chỉ giảm 2,5% về giá trị.

lo ngai canh tranh cac nha xuat khau thep trung quoc chay sang chau phi nam my

Xuất khẩu sang những thị trường hàng đầu của Trung Quốc, gồm cả Việt Nam và Hàn Quốc, đã giảm hai con số kể từ năm ngoái, phản ánh sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các nhà cung cấp khác như Nga.

Việc nhiều quốc gia Đông Nam Á như Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Malaysia áp thuế chống bán phá giá đối với xuất khẩu thép của Trung Quốc cũng đã làm chậm hoạt động xuất khẩu từ Bắc Kinh.

Cạnh tranh gay gắt

“Thị trường Đông Nam Á đang trở nên chật trội. Ngày càng có nhiều người tìm kiếm thị trường mới, đặc biệt là ở các nước Nam Mỹ và châu Phi", ông Steven Yue, Giám đốc bán hàng tại công ty Hebei Huayang Pipeline, một nhà xuất khẩu thép ống của Trung Quốc cho biết.

"Chúng tôi dự định cố gắng để phát triển thị trường Nam Mỹ và châu Phi từ nửa cuối năm nay", ông nói thêm.

Nam Mỹ và châu Phi chiếm 8% tổng xuất khẩu thép của Trung Quốc trong năm ngoái, và xuất khẩu đến một số quốc gia đã tăng mạnh trong năm nay. Đông Nam Á chiếm 1/4 xuất khẩu của Trung Quốc năm 2017, nhưng đã giảm 45% so với năm trước đó, và giảm 1/3 trong quý I năm 2018, theo dữ liệu từ MEPS.

Xuất khẩu sang Nigeria, nền kinh tế lớn nhất châu Phi và người mua hàng đầu thép Trung Quốc lớn nhất tại khu vực, đã tăng 15% trong quý I và xuất khẩu sang Algeria, nền kinh tế lớn thứ 4 châu Phi, đã tăng gần gấp ba lần. Tại Nam Mỹ, xuất khẩu của Trung Quốc sang Brazil tăng 40% và tăng gần gấp 10 lần đối với Bolivia.

lo ngai canh tranh cac nha xuat khau thep trung quoc chay sang chau phi nam my

Dựa trên dữ liệu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), so với châu Á, ít quốc gia ở châu Phi và Nam Mỹ sử dụng thuế chống bán phá giá và biện pháp tự vệ chống lại các sản phẩm thép từ Trung Quốc, gồm Brazil, Colombia, Chile và Nam Phi.

Khi các nhà xuất khẩu Trung Quốc đầu tư nhiều hơn vào các thị trường mới, họ có thể đụng độ với các nhà cung cấp nội địa, chẳng hạn như ở Brazil, hoặc với nhà xuất khẩu từ Nga và các nơi khác.

Nhưng ông Yue tin rằng hầu hết các sản phẩm thép của Trung Quốc đều rất cạnh tranh ở châu Phi và Nam Mỹ vì những nơi này thiếu năng lực sản xuất trong nước.

Tiềm năng lớn

Xuất khẩu thép của Trung Quốc đã giảm từ mức kỷ lục 112,4 triệu tấn trong năm 2015 xuống còn 75,4 triệu tấn vào năm ngoái, khi một cơ sở hạ tầng dẫn đầu tại Bắc Kinh thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội sắt thép Trung Quốc (CISA) không nên đánh giá thấp tác động của tranh chấp thương mại Mỹ - Trung đối với xuất khẩu thép của Trung Quốc.

“Nếu xuất khẩu thép giảm trở lại trong năm nay, thì các sản phẩm thép sẽ chảy vào thị trường nội địa và điều này sẽ khiến tình hình thị trường của chúng ta trở nên tồi tệ hơn”, CISA cho biết vào tháng trước.

Xuất khẩu thép trực tiếp của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sang Mỹ chiếm ít hơn 1% tổng khối lượng xuất khẩu, nhưng chính quyền Washington đang khiến thép Trung Quốc tốn kém hơn ở Mỹ thông qua thuế nhập khẩu nặng đối với thép từ Việt Nam có nguồn gốc từ quốc gia này.

Ông Chu Đức Khải, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam kiêm Tổng Thư Ký cho biết, để tránh thuế chống bán phá giá của Mỹ, hầu hết các công ty thép Việt Nam, chủ yếu mua thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc, có khả năng sẽ ngừng nhập loại thép này từ Bắc Kinh.

Việt Nam đã xuất khẩu 4,7 triệu tấn thép trong năm ngoái, với gần 60% sang khu vực Đông Nam Á và khoảng 11% xuất sang Mỹ.

Nhà máy thép mới tại Việt Nam của Tập đoàn Formosa Plastics Đài Loan cũng bắt đầu sản xuất thép cuộn cán nóng vào tháng 6 năm ngoái, để giảm nhu cầu mua sắm từ Trung Quốc.

Theo chuyên gia phân tích Alex Zhirui Ji của CRU, công suất thép ngày càng tăng ở Đông Nam Á, gồm Việt Nam, Indonesia và Malaysia, cuối cùng sẽ giảm nhu cầu nhập khẩu.

Xem thêm

Lyly Cao