SSI Research cho rằng nhu cầu tiêu thụ thép năm 2024 có thể phục hồi, lượng bán hàng dự kiến tăng 6% so với năm 2023, trong đó tiêu thụ nội địa ước đạt mức tăng trưởng gần 7%.
TS. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, đại diện Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương, cho rằng nếu Chính phủ không có những chính sách đột phá hơn đối với thị trường bất động sản thì thị trường thép vẫn chưa thể bứt phá ngay, khả năng khó khăn vẫn kéo dài sang năm 2024.
Theo thỏa thuận, Mỹ sẽ tạm dừng áp thuế 25% đối với thép và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ EU đến tháng 3/2025, đổi lại EU sẽ không áp dụng các biện pháp trả đũa.
Sau ba đợt tăng liên tiếp, giá thép xây dựng dao động ở mức 13,81-15,3 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu, chủng loại. VSA cho rằng giá thép có thể tiếp tục tăng với biên độ nhẹ, khoảng 100.000-150.000 đồng/tấn cho từng kỳ nâng giá.
Trong tuần cuối tháng 11, giá thép xây dựng đã có hai đợt tăng liên tiếp, hiện đang dao động 13,6-15 triệu đồng/tấn. VSA cho rằng đà tăng này, chủ yếu do giá nguyên liệu và trượt giá USD/VND.
Sau khoảng 3 tháng đi ngang, giá thép xây dựng đồng loạt tăng trở lại nhờ tiêu thụ khởi sắc hơn. Đồng thời, giá nguyên liệu có xu hướng đi lên cũng là yếu tố khiến các doanh nghiệp tăng giá bán.
Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp bất động sản vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu nợ, do vậy chúng tôi cho rằng động lực lớn nhất cho ngành thép trong những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024 là đầu tư công.
BSC dự báo biên lợi nhuận gộp các doanh nghiệp thép trong quý IV có thể giảm do chi phí đầu vào cao, trong khi sản lượng tiêu thụ nội địa chưa cải thiện.
Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp sắt thép Indonesia (IISIA) Purwono Widodo ngày 7/11 cho biết nhu cầu thép của Indonesia tăng đột biến vào năm 2023 để phục vụ hoạt động xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.
VSA nhận định nhu cầu sử dụng thép xây dựng ở nội địa và xuất khẩu trong 8 tháng vừa qua ở mức thấp, các nhà máy giảm giá bán để đáp ứng kế hoạch sản xuất/bán hàng.