|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

[Báo cáo] Thị trường thép năm 2023: Khó khăn đã qua đi, cơ hội cho năm 2024 đang mở ra

19:34 | 31/01/2024
Chia sẻ
Triển vọng sản xuất thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu tiêu thụ đi lên. Ngay trong tháng 1, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2023 ghi nhận sự phục hồi của lợi nhuận.

Thị trường thép thế giới

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 71 quốc gia đạt 145,5 triệu tấn trong tháng 11 năm 2023, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.

Mức tăng trưởng cao nhất đến từ các quốc gia Châu Âu (ngoài EU 27) tăng 22,2%; các quốc gia gồm Nga, Belarus, Kazakhstan, Ukraine (14,8%); Trung Đông (4%); EU (27) tăng 3,2%; Bắc Mỹ (3,1%); Châu Phi (3,1%); Châu Á và Châu Đại Dương (2,2%).

Worldsteel dự báo nhu cầu thép năm 2023 có thể đạt 1,81 tỷ tấn, tăng 1,8% so với năm 2022. Bước sang năm 2024, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này được dự báo sẽ tiếp đà tăng thêm 1,9%, lên 1,84 tỷ tấn.

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Quốc gia (NBS), sản lượng thép thô năm 2023 của Trung Quốc ghi nhận gần 1,4 tỷ tấn, tăng 5,2% so với năm 2022.

 

Trong báo cáo triển vọng ngắn hạn, Worldsteel dự báo nhu cầu thép năm 2023 có thể đạt 1,81 tỷ tấn, tăng 1,8% so với năm 2022. Bước sang năm 2024, nhu cầu tiêu thụ mặt hàng này được dự báo sẽ tiếp đà tăng thêm 1,9%, lên 1,84 tỷ tấn.

Nhu cầu thép đang chịu tác động của lạm phát và lãi suất cao. Kể từ nửa cuối năm 2022, hoạt động của những ngành công nghiệp sử dụng thép đã hạ nhiệt do đầu tư và tiêu dùng suy yếu. Khó khăn tiếp tục kéo dài sang năm 2023 và đặc biệt ảnh hưởng đến EU và Mỹ.

Dựa trên độ trễ của chính sách thắt chặt tiền tệ, nhu cầu thép năm 2024 có thể phục hồi chậm ở các nền kinh tế tiên tiến. Còn, các nền kinh tế mới nổi được cho là sẽ tăng trưởng nhanh hơn, trong đó châu Á vẫn duy trì được khả năng phục hồi.

Thị trường thép Việt Nam

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), năm 2023, sản xuất thép thô đạt gần 19,2 triệu tấn, giảm 4% so với năm 2022. Tiêu thụ thép thô đạt gần 18,8 triệu tấn, tăng nhẹ 1% so với năm 2022. Xuất khẩu thép thô đạt gần 1,8 triệu tấn, gấp 1,4 lần năm 2022.

Sản xuất thép thành phẩm đạt 27,76 triệu tấn, giảm 5% so với năm 2022. Bán hàng thép thành phẩm đạt gần 26,3 triệu tấn, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, xuất khẩu đạt hơn 8 triệu tấn, tăng 29% so với năm ngoái. 

 

Ngành thép Việt Nam tiếp nối xu hướng sản xuất và sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu, đặc biệt với cam kết của Chính phủ Việt Nam tại COP26 về phát thải ròng carbon bằng không vào năm 2050.

Triển vọng sản xuất thép của Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% năm 2024 và 8% vào năm 2025 khi nhu cầu sử dụng thép các ngành kinh tế trong nước hồi phụ trở lại. Dự báo sản xuất thép thành phẩm 2024- 2025 sẽ đạt khoảng 28-30 triệu tấn và nhu cầu tiêu thụ thép trong nước ước đạt khoảng 21-22,5 triệu tấn.

Cuối tháng 1, nhiều doanh nghiệp ngành thép đã công bố kết quả kinh doanh quý IV/2023 ghi nhận sự phục hồi của lợi nhuận trong quý cuối năm.

Chi tiết báo cáo thị trường thépnăm 2023 tại đây:  

 

 

Nội dung: Phạm Mơ, Hoàng Kiều, Lan Hương; Đồ hoạ: Alex Chu

Data Talk: 'Nỗi lo suy thoái, Fed, và chiến lược đầu tư trước ngưỡng 1.300' sẽ diễn ra vào 14h45 ngày 13/9
Cùng nắm bắt cơ hội qua từng nhịp đập thị trường, những phân tích hữu ích của các chuyên gia, trên nền tảng dữ liệu quy mô hàng đầu - những gì bạn cần cho quyết định đầu tư. Tất cả có trong Data Talk số tháng 9/2024, sẽ được phát sóng vào lúc 14h45 Thứ 6 ngày 13/9.