Điểm tin hàng hóa 5/6: Nông sản Việt chịu nhiều sức ép từ quốc tế, Mỹ đón nhận làn sóng trả đũa sau chính sách thuế mới
ViEF: 'Nông sản Việt giống như cô gái quê danh giá chỉ chờ người ta đến tán tỉnh' | |
ViEF: Gạo và tiêu đen Việt chịu nhiều sức ép từ quốc tế |
1. Nông sản Việt, như gạo và tiêu đen, chịu nhiều sức ép từ quốc tế
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 chuyên đề nông nghiệp, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn Phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng nhấn mạnh trong ngành nông nghiệp, nếu chỉ sản xuất mà không chế biến thì cũng không thể tiêu thụ tốt. Mặc dù khả năng cung ứng của Việt Nam lớn nhưng nhiều mặt hàng nông sản còn xuất khẩu theo dạng thô, thay vì chế biến sâu. Xem thêm
Ngoài ra, vấn đề thương hiệu nông sản vẫn đang là nút thắt trong xuất khẩu nên nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam như gạo và tiêu đen còn phải chịu nhiều sức ép từ thị trường quốc tế, Bộ trưởng cho biết.
Nhiều ý kiến của các chuyên ra cũng cho rằng “con át chủ bài” trong xuất khẩu nông sản Việt chính là tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thông qua việc áp dụng công nghệ và tăng quy mô sản xuất. Xem thêm
2. Nghịch lý cá tra: Giá nguyên liệu cao, giá con giống giảm mạnh
Gần một tháng trở lại đây, trong khi giá cá tra nguyên liệu vẫn đứng ở mức cao, trên 30.000 đồng/kg thì giá cá tra giống ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã quay đầu giảm mạnh do nguồn cung dồi dào. Hiện cá tra giống loại 30 con/kg chỉ còn có giá từ 26.000-30.000 đồng/kg, giảm hơn một nửa so với trước đây một tháng.
Theo đó, ngành nông nghiệp các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long khuyến cáo nông dân không ồ ạt mở rộng diện tích thả nuôi cá tra mà tập trung nắm bắt thông tin thị trường, nuôi theo quy hoạch, đảm bảo chất lượng, tham gia ký kết cung ứng sản phẩm chất lượng cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu nhằm hạn chế rủi ro cho bà con. Xem thêm
3. Thị trường hàng hóa thế giới đang trong xu hướng giảm sâu
Chỉ số hàng hóa đang hướng tới tháng giảm mạnh nhất kể từ tháng 3 do lo ngại tranh chấp thương mại Mỹ - Trung Quốc có thể giảm nhu cầu nông sản. Cụ thể, chỉ số hàng hóa Bloomberg (BCOM), theo dõi 22 mặt hàng, giảm 1% xuống 89,557 điểm vào lúc 13h36 giờ New York, và đang hướng tới đợt giảm mạnh nhất kể từ ngày 7/3. Xem thêm
Trong đó, đường thô giảm mạnh nhất thị trường hàng hóa với mức giảm 5,3%. Theo sau là ngô và lúa mì.
4. Loạt đòn đáp trả đầu tiên với Mỹ sau chính sách thuế nhôm, thép của Tổng thống Donald Trump
Để trả đũa việc Mỹ đánh thuế nhôm, thép nhập khẩu, Canada đã đề xuất đánh thuế nhập khẩu lên mật (sirô) phong (maple syrup) – một biểu tượng quốc gia và ngành công nghiệp đầy quyền lực tại tỉnh nói tiếng Pháp Quebec. Tuần trước, Canada cũng đã đề xuất đánh thuế trả đũa lên hàng loạt hàng hóa Mỹ, từ bút bi, nệm đến giấy vệ sinh. Xem thêm
Trong khi đó, Mexico cho biết sẽ áp thuế 20% đối với thịt chân và vai heo, các sản phẩm thịt heo tươi và đông lạnh (gồm có xương và không xương). Quyết định này sẽ chính thức được ban hành vào ngày 5/6 và bắt đầu có hiệu lực một ngày sau đó. Xem thêm
Ngược lại, Trung Quốc lại có động thái khá ôn hòa sau quyết sách thuế quan mới của ông Trump. Cụ thể, Hiệp hội Bông Trung Quốc cho biết, nước này dự kiến tăng cường nhập khẩu bông từ Mỹ bằng cách tăng hạn ngạch cho các nhà máy. Mỹ là quốc gia xuất khẩu bông hàng đầu thế giới và là nhà cung cấp hàng đầu ở nước ngoài của Trung Quốc. Xem thêm
5. Mỹ kêu gọi OPEC tăng sản lượng dầu thô để kìm hãm đà tăng của giá dầu
Việc giá dầu tăng khiến giá xăng tại Mỹ tăng tới 31% so với cùng kỳ năm ngoái, trung bình ở ngưỡng 2,97 USD/gallon, theo dữ liệu từ Hiệp hội Ô tô Mỹ (AAA). Theo đó, Chính phủ Mỹ mới đây đề nghị Arab Saudi và một số nước thành viên OPEC tăng sản lượng khai thác dầu thô thêm khoảng 1 triệu thùng/ngày để kìm hãm đà tăng của giá dầu thô. Xem thêm
6. Việt Nam có nên trợ cấp giá nhiên liệu trong tương lai?
Trong bối cảnh giá dầu liên tục biến động, trợ cấp nhiên liệu được coi là một chính sách quan trọng để giúp người dân tại những quốc gia Đông Nam Á trang trải chi phí sống đắt đỏ. Xem thêm
7. Tình hình giá cả một số hàng hóa chính
Cà phê: Giá cà phê Tây Nguyên trở lại đáy của năm 2018 khi giảm thêm 100 đồng/kgvề dao động trong khoảng 35.300 – 36.100 đồng/kg với mức giá phổ biến ở 36.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá cà phê robusta giao tháng 7 hiện giảm 0,23% về 1.741 USD/tấn và giá arabica giao trong cùng kỳ giảm 1,17% về 1,201 USD/pound vào lúc 20h20 (giờ Việt Nam). Xem thêm
Hồ tiêu: Giá tiêu hôm nay vẫn dao động trong khoảng 56.000 – 58.000 đồng/kg. Mức giá phổ biến trên thị trường tiêu hiện nay vẫn chỉ 57.000 đồng/kg. Xem thêm
Cao su: Giá cao su TOCOM (Nhật Bản) giao tháng 11 giảm và chốt phiên hôm nay ở 187,2 yen/kg, mức thấp nhất hơn một tháng qua. Giá cao su giao tháng 9 trên sàn SHFE (Trung Quốc) tiếp tục giảm về 11.620 nhân dân tệ/tấn. Xem thêm
Heo: Giá heo hơi miền Bắc hôm nay đạt khoảng 49.000 – 50.000 đồng/kg; giá heo miền Trung, Tây Nguyên là 45.000 - 52.000 đồng/kg; giá heo miền Nam đạt 45.000 - 51.000 đồng/kg. Xem thêm
Vàng: Giá vàng giao ngay tăng 0,09% lên 1.293,15 USD/ounce vào lúc 20h26 (giờ Việt Nam). Giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex tăng 0,02% lên 1.297,50 USD/ounce. Xem thêm
Dầu thô: Giá dầu WTI giảm 0,29% về 64,56 USD/thùng và dầu Brent giảm 1,16% về 74,42 USD/thùng vào lúc 20h26 (giờ Việt Nam). Xem thêm