|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ViEF: 'Nông sản Việt giống như cô gái quê danh giá chỉ chờ người ta đến tán tỉnh'

15:37 | 05/06/2018
Chia sẻ
Nông sản Việt dù được đánh giá dồi dào nhưng nông dân vẫn chưa chủ động trong khâu bán hàng, đặc với với thị trường Trung Quốc. 
vief nong san viet giong nhu co gai que danh gia chi cho nguoi ta den tan tinh Lý giải nguyên nhân nông sản Việt xuất sang Trung Quốc gặp khó
vief nong san viet giong nhu co gai que danh gia chi cho nguoi ta den tan tinh 'Chìa khóa' tăng cơ hội xuất khẩu nông sản Việt
vief nong san viet giong nhu co gai que danh gia chi cho nguoi ta den tan tinh Nhiều nông sản Việt Nam đang tìm 'cửa' vào Australia

"Con át chủ bài" trong xuất khẩu nông sản

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018: Chuyên đề Nông nghiệp, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng “con át chủ bài” trong xuất khẩu nông sản Việt chính là tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm thông qua việc áp dụng công nghệ và tăng quy mô sản xuất.

vief nong san viet giong nhu co gai que danh gia chi cho nguoi ta den tan tinh
Nông sản Việt giống như cô gái quê danh giá chỉ chờ người ta đến tán tỉnh. Ảnh minh họa

Hiện nay, nông sản Việt Nam đã có mặt trên 180 thị trường. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu đang phát triển nên nhu cầu các sản phẩm an toàn và chất lượng cao ngày càng tăng. Ông Nguyễn Quốc Toản, Quyền Cục trưởng Cục chế biến và phát triển thị trường nông sản, cho rằng đây chính là tiềm năng đối với nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp đầu ngành.

Đối với bà Vũ Kim Hạnh, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao, con át chủ bài trong nông nghiệp chính là thương hiệu và chuẩn về chất lượng, giá trị gia tăng.

"Nông dân và doanh nghiệp của chúng ta ít tiêu chuẩn quá, nhất là tiêu chuẩn quốc tế", bà nói. Nhiều nông dân khi sản xuất nông sản không theo một quy chuẩn nào cả. Trao đổi với phóng viên bên lề hội thảo, bà Hạnh cho biết nông sản Việt thường xuyên phải nhận những cảnh báo từ các thị trường châu Âu, Mỹ…về vấn đề an toàn thực phẩm. Ngoài ra, Việt Nam có 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch trên 1 tỷ USD, tuy nhiên, giá trị các mặt hàng này rất thấp, chủ yếu phải xuất khẩu nhiều để lấy số lượng.

“Nếu không chạy theo số lượng thì chúng ta không có tiền, nhưng chúng ta cũng phải dần đầu vào việc tăng giá trị cho nông sản như một số sản phẩm hữu cơ”, bà Hạnh nhấn mạnh.

Dưới góc độ là cơ quan quản lý, Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương cho rằng mấu chốt trong “ván bài” xuất khẩu nông sản Việt chính là việc cần đa dạng hóa thị trường.

"Theo tôi, các doanh nghiệp hiện chưa mạnh dạn đầu tư. Về thị trường, hiện nay Việt Nam có 6 thị trường xuất khẩu chính chiếm tới 77% tổng kim ngạch. Việc lệ thuộc một số thị trường chính cũng là vấn đề", ông nhận định.

Tuy vậy, ông cho rằng đây cũng có thể xem là điểm tựa để chúng ta tiến tới đa dạng hóa thị trường. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới. Riêng trong nước, ông cho rằng Việt Nam cần thay đổi quy mô sản xuất giúp doanh nghiệp tìm kiếm thêm cơ hội.

'Nông sản Việt giống giống cô gái quê danh giá chờ người ta đến tán tỉnh'

Dưới góc độ là một thương lái, bà Nguyễn Thị Thành Thực với hơn 20 năm buôn bán với doanh nghiệp Trung Quốc ví von: “Muốn bán hàng phải ra ngoài chợ. Nhưng chợ lớn nhất là Trung Quốc thì chúng ta lại chưa chủ động. Nông dân Việt Nam chỉ chờ người Trung Quốc đến mua hàng. Thậm chí thương lái Trung Quốc còn rành rọt hơn hơn cả nông dân bản địa về đặc sản Việt Nam có gì”.

vief nong san viet giong nhu co gai que danh gia chi cho nguoi ta den tan tinh
Bà Nguyễn Thị Thành Thực ví von “Nông sản Việt giống như cô gái quê danh giá chỉ chờ người ta đến tán tỉnh”. Ảnh: VnExpress

Bà cho rằng: “Nông sản Việt giống như cô gái quê danh giá chỉ chờ người ta đến tán tỉnh”.

Thêm vào đó, nhờ các thương lái bà biết được nhiều kinh nghiệm thu hoạch. Chẳng hạn như, thời điểm thu hoạch vải trong ngày chỉ giao động từ 7h sáng đến 10h sáng bởi trước 7h là vải tồn từ hôm trước còn sau 10h ánh nắng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải.

Bà cho rằng những kinh nghiệm tương tự cần phải được các nhà khoa học lượng hóa. Đồng quan điểm với các diễn giả, bà cho biết Trung Quốc là thị trường lớn, sẵn sàng mua sản phẩm thô có đầu tư bài bản. Việt Nam mới chỉ làm được khâu cung cấp nguyên liệu, nếu dẫn dắt được khâu bán hàng sẽ dẫn dắt được khâu chế biến. “Vì vậy chúng ta cần quan tâm đến cả vấn đề thương mại điện tử bởi đây được xem là vai trò dẫn dắt trong sản xuất”, bà nói.

Xem thêm

Đức Quỳnh