|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (17/9): Giá cà phê Brazil có thể chạm mức tối thiểu được đảm bảo, Tây Ninh khan hiếm sắn

19:19 | 17/09/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa hôm nay nổi bật với thông tin giá cà phê và ngô của Brazil có thể giảm xuống mức giá tối thiểu được đảm bảo của chính phủ nếu đồng real suy yếu. Còn tại Tây Ninh, nguồn cung sắn đạt thấp, khiến nhiều nhà máy tinh bột vẫn chưa thể hoạt động trở lại theo dự kiến trước đó.
thi truong hang hoa 179 gia ca phe brazil co the cham muc toi thieu duoc dam bao tay ninh khan hiem san Thị trường hàng hóa (14/9): Giá gạo Việt Nam duy trì đà tăng, ngành thép chịu áp lực từ cả trong và ngoài nước

1. Giá cà phê, ngô Brazil có thể chạm mức giá tối thiểu được đảm bảo sau cuộc bầu cử tổng thống

Hôm 14/9, một quan chức Bộ Nông nghiệp Brazil cho biết, giá cà phê và ngô của quốc gia này có thể giảm xuống mức giá tối thiểu được đảm bảo của chính phủ nếu đồng real suy yếu đảo chiều sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 10.

Điều này sẽ kích hoạt chương trình trợ cấp của chính phủ nhằm bù đắp mức chênh lệch giữa giá thị trường và mức tối thiểu được bảo đảm cho nhà sản xuất, theo ông Savio Rafael Pereira, phó thư ký chính sách nông nghiệp Brazil.

2. Vinafood II ký hợp đồng độc quyền gần 1 tỷ USD cung cấp gạo cho Philippines

Theo Inquirer.net, AgriNurture (ANI) đã ký thỏa thuận độc quyền với Tổng công ty Lương thực miền Nam Việt Nam (VINAFOOD II) để nhập khẩu 2 triệu tấn gạo vào Philippines bắt đầu từ năm nay với giá trị gần 1 tỷ USD.

Cụ thể, trong bản ghi nhớ ký kết giữa Chủ tịch kiêm CEO ANI Antonio Tiu và Tổng giám đốc VINAFOOD Nguyễn Ngọc Nam cuối tuần qua, nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam đã đồng ý độc quyền cung cấp gạo hạt dài cho ANI để giúp giải quyết các vấn đề về nguồn cung tại Philippines. VINAFOOD II là tập đoàn nhà nước được Chính phủ chỉ định và giao nhiệm vụ xuất khẩu gạo, đồng thời giúp đạt được mục tiêu an ninh lương thực ở Đông Nam Á.

3. Thủ tướng yêu cầu siết chặt quản lý nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường không cấp mới Giấy xác nhận, không gia hạn Giấy xác nhận đối với đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu phế liệu.

Đồng thời, Bộ chỉ xem xét cấp mới, cấp lại Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đối với đơn vị nhập khẩu chứng minh được nhu cầu và năng lực sử dụng phế liệu.

4. Tây Ninh khan hiếm nguồn cung sắn, nhà máy hoạt động cầm chừng

Theo Cục xuất nhập khẩu, tại Tây Ninh, nguồn cung sắn từ nhập khẩu và nội địa đạt thấp, khiến nhiều nhà máy tinh bột vẫn chưa thể hoạt động trở lại theo dự kiến trước đó.

Hiện mới chỉ có khoảng trên 50% các nhà máy hoạt động trở lại sau nhiều tháng nghỉ bảo dưỡng. Tuy nhiên, những nhà máy này cũng chỉ chạy với công suất cầm chừng 1 ca/ngày.

5. Sản lượng hồ tiêu Ấn Độ dự kiến giảm còn 50.000 tấn vì lũ lụt

Sản lượng hồ tiêu Ấn Độ trong năm 2019 được dự kiến ​​sẽ dao động trong khoảng 45.000 - 50.000 tấn do lũ lụt ở Kerala và Karnataka đã ảnh hưởng đến vụ mùa, ghi nhận tổng thiệt hại lên tới 40%. Sản lượng năm 2017 đạt 64.000 tấn.

Một con số chính xác hơn chỉ có thể được đưa ra sau 2-3 tuần khi các cơ quan liên quan tiến hành một cuộc khảo sát quy mô những huyện sản xuất hồ tiêu không truyền thống và khu vực mà việc trồng trọt đang được tiến hành.

6. Cá tra Việt Nam xóa bỏ rào cản lớn nhất để củng cố xuất khẩu vào Mỹ

Cục kiểm tra và an toàn thực phẩm (FSIS) thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã công bố hồi cuối tuần trước, trong Bản cập nhật thành phần, họ cho hay đã hoàn thành việc kiểm tra tại Việt Nam, Trung Quốc và Thái Lan để xem xét các biện pháp an toàn thực phẩm của các quốc gia này liên quan đến các loài cá da trơn, trong đó cá tra được sử dụng ở Mỹ.

Ngay trong đầu tuần này, FSIS dự kiến ​​đưa ra các đề xuất riêng biệt để cấp đủ điều kiện cho cá từ ba quốc gia. Sau khi được xuất bản trong Sổ Đăng ký Liên bang, vào cuối tuần sau, các giai đoạn nhận xét sẽ vẫn mở trong 30 ngày.

Xem thêm

Đức Quỳnh