|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Thị trường hàng hóa (11/7): Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến giảm, Mỹ công bố danh sách hàng hóa Trung Quốc chịu thuế quan mới

18:47 | 11/07/2018
Chia sẻ
Thị trường hàng hóa ngày 11/7 tiếp tục "nóng" với tình hình căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Đối với thị trường gạo thế giới, xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến giảm vì chính phủ tăng giá thu mua.
thi truong hang hoa 117 xuat khau gao cua an do du kien giam my cong bo danh sach hang hoa trung quoc chiu thue quan moi Thị trường hàng hóa (10/7): Doanh nghiệp thờ ơ thương hiệu gạo quốc gia, xuất khẩu tôm chững lại
thi truong hang hoa 117 xuat khau gao cua an do du kien giam my cong bo danh sach hang hoa trung quoc chiu thue quan moi Thị trường hàng hóa (9/7): Giá gạo tại Philippines dự kiến sẽ ổn định trong tháng 8, đáp ứng nhu cầu điện năm 2019 rất khó khăn
thi truong hang hoa 117 xuat khau gao cua an do du kien giam my cong bo danh sach hang hoa trung quoc chiu thue quan moi Thị trường hàng hóa (6/7): Thịt lợn Trung Quốc ồ ạt tuồn về Việt Nam, giá gạo Ấn Độ giảm

1. Trung Quốc cáo buộc Mỹ là 'kẻ bắt nạt' và cảnh báo trả đũa thuế quan lên 200 tỷ USD giá trị hàng hoá Mỹ

Hôm thứ Tư (11/7), Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết rất bất ngờ về quyết định của ông Trump và sẽ kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tuy nhiên không cho biết ngay sẽ trả đũa như thế nào. Trong văn bản, chính quyền Bắc Kinh gọi hành động Mỹ là "hoàn toàn không chấp nhận được".

Trong khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc miêu tả những mối đe doạ của Washington là hành động bắt nạt và cho biết nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cần phải phản công để bảo vệ lợi ích của mình.

"Đây là cuộc chiến giữa chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa đa phương, chủ nghĩa bảo hộ và thương mại tự do, quyền lực và luật pháp", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hua Chunying, cho biết.

Chính quyền Bắc Kinh cho biết sẽ đáp trả các biện pháp thuế quan của Washington, gồm thông qua biện pháp định tính, một lời đe doạ khiến các doanh nghiệp Mỹ tại Trung Quốc lo ngại có thể mang ý nghĩa từ tiến hành thanh tra đến trì hoãn thông qua các khoản đầu tư, và kể cả tẩy chay tiêu dùng.

2. Nhập khẩu dầu thô từ Iran của Ấn Độ giảm gần 16% trong tháng 6 vì lệnh trừng phạt của Mỹ

Dữ liệu xuất nhập khẩu và ngành công nghiệp cho biết, nhập khẩu dầu từ Iran của Ấn Độ giảm 15,9% trong tháng 6, tháng giảm đầu tiên sau khi Mỹ quyết định tái áp đặt lệnh trừng phạt đối với quốc gia Trung Đông.

Cụ thể, Ấn Độ nhập khẩu 592.800 thùng dầu/ngày từ Iran trong tháng 6, so với mức 705.200 thùng/ngày hồi tháng 5.

Ấn Độ, người mua dầu hàng đầu của Iran sau Trung Quốc, đã yêu cầu các nhà máy lọc dầu tìm kiếm các nguồn cung dầu thay thế, vì quốc gia này có thể phải giảm mạnh khối lượng nhập khẩu từ Tehran để tuân thủ các lệnh trừng phạt mới của Mỹ.

3. VASEP khuyến cáo DN siết chặt quản lý chất lượng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc

VASEP mới đây đã gửi một số công văn báo cáo tình hình XK cá tra sang thị trường này với Bộ NN&PTNT, Bộ Công Thương về việc đề nghị siết chặt hơn nữa hoạt động kiểm soát chất lượng hàng cá tra đi qua đường “ngách” này.

Một lần nữa, VASEP khuyến cáo các DN hội viên chủ động tuân thủ chặt chẽ việc truy xuất nguồn gốc, an toàn thực phẩm (ATTP) và sử dụng Chứng thư Thủy sản xuất khẩu theo quy định. Đồng thời, DN cần kiểm soát tốt nhất chất lượng thủy sản XK nói chung cũng như sang thị trường Trung Quốc nói riêng, trong đó bao gồm sản phẩm cá tra, basa.

Trong thời gian tới, VASEP cam kết cho biết sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan để phát hiện, xử lý những trường hợp gian lận thương mại, góp phần giữ vững uy tín hình ảnh cá tra, basa Việt Nam, phát triển XK bền vững sang thị trường lớn Trung Quốc và các thị trường XK khác.

4. Mỹ công bố danh sách các sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc chịu thuế quan mới

Hôm thứ Ba (10/7), chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố danh sách những mặt hàng Trung Quốc, với giá trị thương mại hàng năm vào khoảng 200 tỷ USD, có thể trở thành đối tượng chịu thuế 10%.

Đây là động thái mới nhất trong cuộc chiến thương mại ngày càng leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

CNBC cho biết, danh sách hàng hoá Trung Quốc trở thành đối tượng đánh thuế mới của Mỹ ngày 10/7 sẽ thuộc các ngành công nghiệp sản xuất xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Các ngành này gồm đồ điện, dệt may, các sản phẩm kim loại và phụ tùng ô tô. Theo đó, các sản phẩm cụ thể như máy giặt, túi xách, sản phẩm bông, thép và nhôm của Trung Quốc đều nằm trong danh sách.

Ngành thực phẩm và sản phẩm cá nhân dự kiến cũng chịu tác động. Các sản phẩm cá như cá mòi, cá ngừ và cá tuyến sẽ nằm trong danh sách mở rộng, vì có nhiều loạt sản phẩm khác như tỏi, bắp cải, cam và quả cherry. Những sản phẩm làm đẹp như dầu gội đầu và mỹ phẩm dự báo cũng bị đánh thuế.

5. Người trồng tiêu Ấn Độ khốn đốn vì giá lao dốc

Giá hồ tiêu đen giảm mạnh, cùng với sản lượng giảm đã đẩy người nông dân tại Kerala, Tamil Nadu và Karnataka, 3 huyện trông tiêu chính của Ấn Độ, rơi vào tình huống khó khăn.

Giá tiêu đen giảm từ 760 rupee/kg trong năm 2017 xuống 600 rupee/kg và sau đó là 500 rupee/kg. Giá hồ tiêu giao ngay hôm 10/7 tại Wayanad, một vùng trồng tiêu lớn tại Kerala, đạt 300 - 310 rupee/kg so với mức 500 rupee cùng kỳ năm ngoái, theo ông M.C. Abdu của Ideal Spices, một nhà giao dịch hồ tiêu tại Wayanad.

“Một lượng lớn hồ tiêu nhập khẩu từ Việt Nam thông qua Sri Lanka là nguyên nhân chính khiến giá tiêu giảm trên thị trường Ấn Độ”, ông Abdu cho biết.

Hồ tiêu giá rẻ từ Việt Nam tiếp tục tràn ngập trên thị trường thông qua Sri Lankia, nhờ cấu trúc thuế quan thấp theo Hiệp định Khu vực Thương mại tự do Nam Á (SAFTA) và Thoả thuận Thương mại tự do Indo – Sri Lanka (ISFTA).

Theo ISFTA, Ấn Độ có thể nhập khẩu 2.500 tấn hồ tiêu mỗi năm từ Sri Lanka với thuế suất bằng 0, và trên mức hạn ngạch sẽ bị áp thuế quan 8% theo SAFTA. Tuy nhiên, hồ tiêu nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam sẽ bị đánh thuế 52% theo thỏa thuận thương mại ASEAN.

Dữ liệu từ Cơ quan quản lý Gia vị cho biết, tổng sản lượng hồ tiêu tại Ấn Độ trong năm ngoái đạt khoảng 55.000 tấn, gồm 200.000 tấn từ Kerala, 10.000 tấn từ Tamil Nadu, và còn lại đến từ karnataka.

6. Giá tôm thẻ chân trắng tăng trở lại, thêm 20.000 đồng mỗi kg

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre, hiện giá tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đang tăng trở lại sau những tháng giảm giá kể từ đầu năm nay.

Các hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh chia sẻ, dù giá tăng trở lại nhưng người nuôi thẻ chân trắng vẫn không có lãi bởi giá bán hiện tại tương đương với giá thành sản xuất. Mặt khác, thời điểm này, hầu hết các ao tôm chỉ mới thả được từ 2-2,5 tháng nên kích cỡ hầu hết các ao chưa đạt loại 100 con/kg.

Ngoài ra, nếu so với giá bán cùng thời điểm năm ngoái thì giá hiện vẫn thấp hơn khoảng 20.000 đồng/kg.

Theo nhận định của các doanh nghiệp và ngành chức năng, do nhu cầu tại thị trường Mỹ sụt giảm bởi tồn kho cao, trong khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát tình trạng buôn lậu tôm, tôm tiêu thụ qua đường tiểu ngạch gặp khó khăn.

7. Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến giảm vì chính phủ tăng giá thu mua

Xuất khẩu gạo của Ấn Độ dự kiến giảm từ tháng 10 khi nhà xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới tăng giá đảm bảo mà nông dân nhận được cho phần lớn vụ mùa của họ, khiến xuất khẩu của mùa vụ mới đắt hơn so với nguồn cung từ các quốc gia đối thủ.

Theo Reuters, xuất khẩu thấp hơn nghĩa là Ấn Độ sẽ mất thị phần tại những thị trường chính ở châu Á và châu Phi, với xuất khẩu từ các nước như Thái Lan, Việt Nam và Myanmar có khả năng lấp đầy khoảng trống.

Hôm thứ Tư (4/7), Ấn Độ đã tăng giá lúa gạo thường thu mua từ nông dân địa phương thêm 13% so với năm trước lên 1.750 rupee/100 kg (tương đương 25,50 USD/100 kg), với Thủ tướng Narendra Modi tìm cách thu hút hàng triệu người nông dân nghèo trước cuộc tổng tuyển cử vào năm tới.

Chính phủ Ấn Độ thường mua hơn 1/3 sản lượng gạo của nước này với một mức giá cố định, cũng có tác động trực tiếp đến việc trả giá của các thương nhân.

“Với mức tăng giá này, xuất khẩu của chúng tôi sẽ trở nên đỏ hơn", ông B V Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo (REA) cho biết.

"Cơ sở khách hàng mà chúng tôi đã tạo ra trong một khoảng thời gian sẽ chuyển sang cho Thái Lan và Việt Nam", ông nói thêm.

8. Mỹ tiếp tục đánh thuế lên 200 tỷ USD giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc

Hôm thứ Ba (10/7), các quan chức cấp cao cho biết, Mỹ đã quyết định áp thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỷ USD từ Trung Quốc sau khi các nỗ lực đàm phán nhằm tìm ra một giải pháp cho tranh chấp thương mại không đi đến một thỏa thuận.

Theo đó, theo Đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer, Mỹ sẽ áp thuế 10% đối với hàng nhập khẩu bổ sung của Trung Quốc.

Động thái này sẽ là diễn biến mới nhất trong cuộc tranh chấp leo thang giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Xem thêm

Đức Quỳnh